Tài chính tuần qua: Một cá nhân mua 10 triệu cổ phiếu ROS, HAI chuyển từ lãi thành lỗ nặng

Tân Mai - 14/05/2022 08:32 (GMT+7)

(VNF) - Một cá nhân mua 10 triệu cổ phiếu ROS; HAI lỗ nặng trong năm 2021; Vinaconex chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền đợt 2... là các thông tin tài chính đáng chú ý tuần qua.

VNF
Tài chính tuần qua: Một cá nhân mua 10 triệu cổ phiếu ROS, HAI chuyển từ lãi thành lỗ nặng

Một cá nhân mua 10 triệu cổ phiếu ROS

Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) thông báo, nhà đầu tư cá nhân, ông Lê Văn Lợi đã mua vào hơn 10,4 triệu cổ phiếu ROS trong phiên 4/5, nâng tổng số lượng nắm giữ từ hơn 22,4 triệu đơn vị lên gần 33 triệu đơn vị.

Tỷ lệ sở hữu tăng tương đương từ 3,964% lên 5,804%.

Với việc đưa tỷ lệ nắm giữ vượt mức 5%, ông Lê Văn Lợi đã trở thành cổ đông lớn duy nhất của ROS.

Tạm tính theo giá giao dịch trung bình của ROS phiên ông Lê Văn Lợi thực hiện giao dịch, ước tính số tiền mà cổ đông lớn này đã chi là hơn 52 tỷ đồng.

Được biết, cổ phiếu ROS bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 26/4/2022 vì chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) trước đó đã 2 lần nhắc nhở ROS về nghĩa vụ công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Giải trình ROS cho biết đơn vị thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp này là Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt. Tuy nhiên, kể từ ngày 30/3/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với công ty kiểm toán này. Do đó báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của ROS đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn quy định.

Liên quan đến vấn đề nhân sự, ROS vừa qua đã công bố loạt nghị quyết HĐQT về vấn đề nhân sự.

Cụ thể, tổng giám đốc FLC Faros Nguyễn Bình Phương được miễn nhiệm chức vụ hiện tại để thay thế vị trí chủ tịch HĐQT của bà Hương Trần Kiều Dung. Cùng với đó, bà Phương cũng trở thành người đại diện theo pháp luật mới của ROS.(Xem thêm)

Tăng trích lập dự phòng khó đòi gần 700 tỷ, HAI chuyển từ lãi mỏng sang lỗ rất nặng

Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I (HoSE: HAI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc xin công bố lại báo cáo tài chính quý IV/2021.

HAI cho biết, sau khi rà soát lại số liệu và hồ sơ từ bản báo cáo tài chính quý IV/2021 đã công bố vào ngày 28/1, doanh nghiệp nhận thấy cần phải đánh giá lại một số khoản nợ phải thu và đầu tư tại thời điểm 31/12/2021.

Hệ quả của việc đánh giá lại các khoản mục này sẽ ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính quý IV/2021. Vì vậy, HAI đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cho doanh nghiệp được công bố lại bản báo cáo tài chính này, để đảm bảo các số liệu được trình bày phù hợp với thực tế hoạt động.

"Doanh nghiệp xin rút kinh nghiệm và sẽ tăng cường đánh giá, kiểm soát trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính để không xảy ra các sai sót tương tự", phía HAI cam kết.

Quan sát báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 sau điều chỉnh của HAI, đa số các chỉ số và khoản mục đều giữ nguyên. Tuy nhiên đáng chú ý ở báo cáo kết quả kinh doanh mới, chi phí quản lý doanh nghiệp của HAI ghi nhận sự nhảy vọt đột biến so với báo cáo cũ, từ 12 tỷ đồng lên đến 685,8 tỷ đồng, gấp gần 60 lần, chủ yếu do tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Kết quả của việc chi phí tăng dựng đứng là khiến khoản lỗ sau thuế quý IV/2021 của HAI từ 1,5 tỷ đồng trở thành 672,5 tỷ đồng. Tính chung cả năm, HAI báo lỗ sau thuế 664,1 tỷ đồng, trong khi trước đó ghi lãi 6,8 tỷ đồng.

Qua đó chẳng những đánh bay toàn bộ lợi nhuận tích lũy thời điểm cuối năm 2021, mà còn khoét một khoảng lỗ lũy kế lên tới 498,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp.(Xem thêm)

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu 2022 lãi hơn 2.600 tỷ, HĐQT trấn an cổ đông về nợ

Ngày 12/5, GEX đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Đại hội đã thông qua tất cả tờ trình của HĐQT.

Báo cáo đại hội, HĐQT GEX cho biết năm 2021, tập đoàn đã đạt được bước tiến quan trọng về tái cấu trúc.

Theo đó, toàn bộ cổ phiếu VGC của Viglacera do Gelex và Gelex Electric nắm giữ được chuyển sang cho Gelex Hạ tầng. Trong khi đó, một số công ty phát điện từ Gelex Hạ tầng được chuyển sang Gelex Electric.

Gelex Electric hoàn tất tăng vốn điều lệ công ty, trong đó thu hút một số cổ đông chiến lược có gắn bó lợi ích lâu dài.

Như vậy sau tái cấu trúc, Gelex sở hữu hai Sub-holdings là Gelex Electric (vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng) chuyên về sản xuất công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp điện) và Gelex Hạ tầng (vốn điều lệ 7.900 tỷ đồng) chuyên đầu tư, kinh doanh mảng hạ tầng (khu công nghiệp, bất động sản thương mại, điện, nước sạch).

Các Sub-holdings cũng được định hướng đại chúng hóa: Gelex Electric hoàn tất đăng kí công ty đại chúng vào tháng 12/2021, đăng kí giao dịch trên UPCoM và có phiên giao dịch đầu tiên ngày 8/3/2022; Gelex Hạ tầng dự kiến đại chúng hóa và tiến hành niêm yết hoặc đăng kí giao dịch UPCoM trong năm 2022 trên cơ sở Gelex vẫn giữ tỷ lệ chi phối.

Báo cáo của ban tổng giám đốc cho biết việc hợp nhất Viglacera đã đóng góp quan trọng vào kết quả sản xuất kinh doanh của Gelex. Theo đó, năm 2021, Gelex đạt doanh thu thuần hợp nhất 28.578 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch và tăng 59% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.057 tỷ đồng, vượt 60% kế hoạch, tăng 72% so với năm trước.(Xem thêm)

Vinaconex chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2021, tỷ lệ 12%

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) vừa quyết định phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 18% bằng tiền mặt. Trước đó, doanh nghiệp đã tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng.

Như vậy, tỷ lệ chia cổ tức đợt 2 này sẽ là 12%, tức 1.200 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền mà doanh nghiệp cần chi trả là hơn 530 tỷ đồng. Vinaconex chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền là 25/5 tới (ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5), ngày tiến hành chi trả là 24/6.

Ngoài phương án chia cổ tức bằng tiền mặt, đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay của Vinaconex cũng thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2021 với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới, tổng khối lượng phát hành dự kiến hơn 44 triệu đơn vị. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của Vinaconex sẽ tăng lên gần 4.860 tỷ đồng.(Xem thêm)

Cùng chuyên mục
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh

(VNF) - Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh so với đầu tháng 9 trong bối cảnh thanh khoản hệ thống phát tín hiệu dồi dào hơn.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng bị kỷ luật

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng bị kỷ luật

(VNF) - Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính bị Thủ tướng Chính phủ kỷ luật do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.

Trung ương thảo luận chủ trương đề án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Trung ương thảo luận chủ trương đề án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(VNF) - Tại hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận về chủ trương đề án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

Nóng: Chính thức gỡ nút thắt pre-funding, mở đường nâng hạng

Nóng: Chính thức gỡ nút thắt pre-funding, mở đường nâng hạng

(VNF) - Với Thông tư 68, Bộ Tài chính chính thức tháo gỡ yêu cầu pre-funding đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, xoá bỏ "điểm nghẽn" lớn nhất trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

‘Phát súng’ hạ lãi suất của Fed có châm ngòi cho làn sóng nới lỏng tiền tệ ở châu Á?

‘Phát súng’ hạ lãi suất của Fed có châm ngòi cho làn sóng nới lỏng tiền tệ ở châu Á?

(VNF) - Trước viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, câu hỏi hiện nay đối với các ngân hàng trung ương châu Á là họ cần cắt giảm bao nhiêu trong những tháng tới, hoặc liệu họ có cần cắt giảm lãi suất hay không. Những nơi như Ấn Độ và Philippines hiện phải đối mặt với rủi ro lạm phát, trong khi Hàn Quốc có thể ưu tiên ổn định tài chính.

KienlongBank chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả bão số 3

KienlongBank chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả bão số 3

(VNF) - Siêu bão Yagi gây ngập lụt tại 20/25 tỉnh thành phía Bắc, đã cuốn đi cơ nghiệp của nhiều gia đình, doanh nghiệp. Với mong muốn chung tay cùng khách hàng khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão, vực dậy cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh, KienlongBank thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng đồng thời áp dụng chính sách vay mới thuận tiện, ưu đãi.

Nữ CEO ở Hà Nội sở hữu căn hộ 100 tỷ, phí dịch vụ 50 triệu/tháng

Nữ CEO ở Hà Nội sở hữu căn hộ 100 tỷ, phí dịch vụ 50 triệu/tháng

(VNF) - 'Đập hộp' căn chung cư hơn 100 tỷ, nữ CEO khiến hơn 1 triệu người 'xin vía'.

Thanh khoản tăng gần gấp rưỡi, VN-Index nỗ lực 'công phá' mốc 1.270 điểm

Thanh khoản tăng gần gấp rưỡi, VN-Index nỗ lực 'công phá' mốc 1.270 điểm

(VNF) - Tiền vào mạnh trong phiên 18/9 đưa VN-Index vượt mốc 1.270 điểm nhưng chỉ số nhanh chóng suy yếu sau đó. Cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh sau thông tin tích cực.

Tiến độ xây cầu Nhơn Trạch hơn 1.600 tỷ nối TP. HCM và Đồng Nai

Tiến độ xây cầu Nhơn Trạch hơn 1.600 tỷ nối TP. HCM và Đồng Nai

(VNF) - Gói thầu xây cầu Nhơn Trạch trị giá hơn 1.600 tỷ đồng do nhà thầu Kumho E&C (Hàn Quốc) thi công, khởi công vào ngày 24/9/2022, dự kiến sẽ hoàn thành cầu vào dịp 30/4/2025.

Hậu bão lũ, Vinamilk mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Hậu bão lũ, Vinamilk mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

(VNF) - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.