Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu đạt 49.483 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khấu trừ chi phí, lợi nhuận 6 tháng ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 5.450 tỷ đồng. Phía BSR cho biết, trong kỳ, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành với 105% công suất, khối lượng tiêu thụ đạt 3,45 triệu tấn.
Năm 2021, BSR đặt mục tiêu sản lượng khoảng 6,5 triệu tấn; doanh thu 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng. Ngay từ quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra khi báo lãi sau thuế lên đến 1.848 tỷ đồng.
Hỗ trợ cho kết quả lạc quan của BSR là do nửa đầu năm nay, giá dầu WTI ghi nhận đà tăng mạnh, từ hơn 40 USD/thùng lên trên mốc 70 USD/thùng (ngày 1/6), đây là mức cao nhất kể từ tháng 6/2019.(Xem thêm)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính tháng 5/2021, với sản lượng tiêu thụ đạt 223.273 tấn; doanh thu ước đạt hơn 4.560 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 600 tỷ đồng, lần lượt tăng 85% và gấp 5 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái.
Lũy kế 8 tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021 (từ 1/10/2020 đến 31/5/2021), sản lượng bán hàng của Hoa Sen đạt gần 1,52 triệu tấn, doanh thu ước tính 29.062 tỷ đồng và báo lãi sau thuế hơn 2.800 tỷ.
Với kết quả này, Hoa Sen đã thực hiện được 84% kế hoạch sản lượng, 88% kế hoạch doanh thu và 187% mục tiêu lợi nhuận toàn niên độ 2020-2021.
Ban lãnh đạo Hoa Sen cho rằng, ngoài thị trường thép diễn biến thuận lợi thì kết quả kinh doanh tăng mạnh còn xuất phát từ yếu tố nội tại như hệ thống phân phối mang về dòng tiền mặt ổn định, vòng quay hàng tồn kho được rút ngắn... Doanh nghiệp có 10 nhà máy đặt gần cảng biển nên thêm lợi thế tối ưu chi phí logistics khi vận chuyển hàng đến hệ thống phân phối và xuất khẩu để cải thiện tỷ suất sinh lời.(Xem thêm)
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty Năng lượng Hà Đô dự kiến là 1.200 tỷ đồng, tương ứng 120 triệu cổ phần. Trong đó, giá trị phần vốn góp của Hà Đô là 1.199,6 tỷ đồng, chiếm 99,97% vốn điều lệ của Năng lượng Hà Đô.
Tập đoàn Hà Đô sẽ góp vốn bằng tài sản với giá trị 1.100,68 tỷ đồng và góp vốn bằng tiền với giá trị 98,92 tỷ đồng. Trụ sở chính của công ty năng lượng này đặt tại số 8 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật của Năng lượng Hà Đô là hai cá nhân Nguyễn Trọng Thông và Nguyễn Hữu Vinh, lần lượt giữ chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc tại Năng lượng Hà Đô. Trong đó, ông Nguyễn Trọng Thông sẽ đại diện cho phần vốn góp của Tập đoàn Hà Đô tại Năng lượng Hà Đô.
Được biết, tại Tập đoàn Hà Đô, ông Thông hiện là chủ tịch HĐQT và ông Vinh là phó tổng giám đốc.(Xem thêm)
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt vừa đăng ký mua vào 15,9 triệu cổ phiếu IDC trong thời gian từ ngày 1/7 đến ngày 30/7, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Trước giao dịch, Công ty Sản xuất và Thương mại Bách Việt sở hữu 10,8 triệu cổ phiếu IDC, tương đương tỷ lệ 3,6%. Nếu mua vào thành công, đơn vị này sẽ tăng tổng số lượng sở hữu lên 26,7 đơn vị, tương đương tỷ lệ 8,9% và trở thành cổ đông lớn của IDICO.
Chiếu theo thị giá của IDC, Công ty Sản xuất và Thương mại Bách Việt dự chi khoảng 572 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Được biết, ông Đặng Chính Trung, Tổng giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT của IDICO đồng thời là Ủy viên HĐQT của Công ty Sản xuất và Thương mại Bách Việt.(Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.