'Họ' Vin suy yếu, VN-Index chưa thể xác lập xu hướng tăng ngắn hạn
(VNF) - VN-Index vẫn rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.200, chưa thể hướng tới vùng 1.265 – 1.275 điểm để xác lập xu hướng tăng ngắn hạn.
Chỉ ít lâu sau khi mở cửa phiên giao dịch 28/3, hàng loạt cổ phiếu thuộc họ FLC của doanh nhân Trịnh Văn Quyết đã đua nhau "nằm sàn" với trạng thái "trắng bên mua", cùng khối lượng dư bán sàn của cả nhóm lên đến hơn hai trăm triệu đơn vị, tính đến cuối phiên.
Đồng thuận với sự ồ ạt bán tháo của cổ phiếu nhà FLC, thị trường chứng khoán phiên hôm nay cũng gặp áp lực bán ra không nhỏ, chủ yếu từ nhóm cổ phiếu bất động sản và đầu cơ trên cả 3 sàn chứng khoán. Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm hơn 15 điểm (1,02%) xuống 1.483,18 điểm. VN30-Index giảm hơn 14 điểm (0,95%) xuống 1.484,16 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 1,5% còn UPCOM-Index giảm gần 1%.
Trước đó, tối 27/3 chứng kiến từ khóa "Trịnh Văn Quyết" trở thành tâm điểm phủ sóng trên mạng xã hội và cả Google. Theo nguồn tin của báo Tuổi trẻ, đến nay Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ mới ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Quyết và chưa có bất cứ quyết định tố tụng nào liên quan đến ông.
"Lùm xùm" này xảy ra ngay sau khi Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt gần 500 triệu đồng vào cuối tuần trước, do vi phạm quy định công bố thông tin về các giao dịch với bên liên quan, đồng thời chậm công bố thông tin về báo cáo tài chính hợp nhất và giải trình chênh lệch kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2019, bán niên 2020. FLC cũng bị "thổi phạt" vì công bố thông tin sai lệch trong báo cáo tài chính kiểm toán 2022 và bán niên 2021 soát xét...
Đáng nói, hồi tháng 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết còn bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử nặng vì có hành vi "bán chui" cổ phiếu, gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.
Cụ thể, ngày 10/1, sau giai đoạn tăng "phi mã" lên gấp rưỡi chỉ trong một tháng, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã bất ngờ bán ra gần 75 triệu cổ phiếu FLC trong phiên 10/1 nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Phiên giao dịch này cũng chứng kiến thanh khoản của cổ phiếu FLC tăng đột biến, bất thường với gần 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, cao hơn mức trung bình trước đó gần chục lần.
Ngay khi sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu bị phát lộ, thị trường chứng khoán đã chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, thậm chí hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây trước trạng thái mất niềm tin của nhà đầu tư.
Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định này. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết, vì thế nhiều nhà đầu tư đã được hoàn lại tiền đã mua.
Đến ngày 18/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng, mức cao nhất theo quy định, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng đối với doanh nhân này.
Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, thị giá cổ phiếu của nhóm FLC giảm kịch biên độ với khối lượng dư bán sàn và dư bán chồng chất, chẳng hạn mã FLC của Tập đoàn FLC chốt phiên 28/3 ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu, giảm sàn 6,85%, với khối lượng dư bán sàn gần 59 triệu đơn vị.
Tương tự, cổ phiếu ROS (Xây dựng FLC Faros) giảm 7% về 8.770 đồng/cổ phiếu; HAI (Nông dược H.A.I) cũng giảm sàn về 6.320 đồng/cổ phiếu; AMD (Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone) giảm sàn 6,9% về 6.650 đồng/cổ phiếu; KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) giảm sàn 9,85% về 6.400 đồng/cổ phiếu; ART (Chứng khoán BOS) giảm sàn 9,65% về 10.300 đồng/cổ phiếu. Tổng lượng dư bán sàn của các cổ phiếu này lên đến hơn 143 triệu cổ phiếu.
Không chỉ là người chèo lái, ông Trịnh Văn Quyết cũng là một cổ đông rất lớn tại các doanh nghiệp này. Cụ thể, ước tính ông Quyết đang nắm giữ trên 215 triệu cổ phiếu FLC, gần 24 triệu cổ phiếu ROS, hơn 7,6 triệu cổ phiếu GAB và 3,1 triệu cổ phiếu ART.
Như vậy, khối tài sản công khai có thể ước định trên sàn chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết rơi vào khoảng 4.875 tỷ đồng trước phiên hôm nay và đã giảm hơn 230 tỷ đồng xuống còn 4.645 tỷ đồng chỉ sau 1 phiên.
Về tài sản phi niêm yết, hiện vị chủ tịch này còn đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại các đơn vị nghìn tỷ khác thuộc hệ sinh thái FLC.
Ví dụ, ông Trịnh Văn Quyết cũng là chủ tịch của hãng hàng không Bamboo Airways, đơn vị có vốn điều lệ 16.000 tỷ đồng tính đến tháng 6/2021, trong đó, ông Quyết sở hữu 56,5% cổ phần, tương ứng 9.040 tỷ đồng theo mệnh giá. Cập nhật tháng 9/2021, Bamboo Airways đã tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng.
Được biết, hãng hàng không này đang dự định đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với giá không thấp hơn 60.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với vốn hóa 111.000 tỷ đồng. Tạm tính, phần vốn góp của ông Quyết sẽ có trị giá khoảng 60.000 tỷ đồng.
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes, doanh nghiệp có vốn điều lệ 4.160 tỷ đồng, ông Quyết cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 52,49% vốn, tương đương 218,3 triệu cổ phần với giá trị khoảng 2.180 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
Trước đó ngày 27/11/2019, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) bắt đầu nhận lưu ký và cấp mã chứng khoán FHH cho 416 triệu cổ phiếu này của FLCHomes. Hiện FLCHomes có kế hoạch đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với giá ban đầu 35.000 đồng/cổ phiếu, tức là phần vốn góp của ông Quyết có thể có giá trị tương đương khoảng 7.600 tỷ đồng.
(VNF) - VN-Index vẫn rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.200, chưa thể hướng tới vùng 1.265 – 1.275 điểm để xác lập xu hướng tăng ngắn hạn.
(VNF) - Cơ quan thuế cho biết, để được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động, người nộp thuế (NNT) cần lưu ý 3 điều kiện để việc hoàn được thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc
(VNF) - Với sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu Vingroup, thị trường chứng khoán đang đứng trước cơ hội vượt cản trong các phiên tiếp theo.
(VNF) - CTCP Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật ghi nhận lợi nhuận năm 2024 đi lùi, hàng tồn kho của công ty cũng tăng mạnh tới 188,3% sau 12 tháng.
(VNF) - Lĩnh vực chủ chốt của DGW đã cho kết quả khả quan khi mảng laptop và máy tính bảng tăng 16% so với cùng kỳ, chiếm 25% tỷ trọng doanh thu. Mảng thiết bị văn phòng cũng ghi nhận mức tăng trưởng 20%, đóng góp 23% vào tổng doanh thu quý.
(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, trong đó đưa ra kế hoạch kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng so với năm trước.
(VNF) - Trong bối cảnh người dân ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro tài chính từ lạm phát, thất nghiệp đến các cú sốc kinh tế toàn cầu, nghề hoạch định tài chính cá nhân đang nổi lên như một lời giải cần thiết. Không chỉ giúp mỗi người quản lý thu nhập, tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả, đội ngũ này còn góp phần ổn định thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
(VNF) - VN-Index tiếp tục duy trì quán tính tăng điểm trong phiên sáng 14/4. Tuy nhiên, dòng tiền có dấu hiệu chọn lọc rõ rệt, tạo nên sự phân hóa giữa các nhóm ngành.
(VNF) - Bám sát kế hoạch lập kỷ lục kinh doanh trong năm 2025, DSC bất ngờ trở thành công ty chứng khoán đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý I.
(VNF) - Chuyên gia đánh giá, người trẻ luôn mong muốn sở hữu bất động sản đầu tiên sớm nhất nhưng trước đó cần ưu tiên việc quản lý chi tiêu, bảo vệ tài chính, giữ tiền chờ thời trong bối cảnh giá nhà đất đã tăng mạnh
(VNF) - Với diễn biến “lấy – trả” gần như triệt tiêu lẫn nhau, biên độ dao dộng của nhóm cổ phiếu tăng mạnh tuần qua chỉ loanh quanh ngưỡng 20-30%.
(VNF) - Theo các chuyên gia, đã đến lúc thị trường cần chuẩn hóa khung năng lực, định vị lại vai trò của các nhà hoạch định tài chính cá nhân như những "người dẫn đường", thay vì "người bán hàng".
(VNF) - Tuần giao dịch rút ngắn vì kỳ nghỉ lễ chứng kiến nhiều biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, với sự tham gia đáng kể của khối ngoại cả ở chiều mua và bán. Dù tiếp tục bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng, dòng vốn ngoại vẫn góp phần giữ nhịp thanh khoản, trong đó MWG, HPG và TCB là những mã hút ròng mạnh nhất.
(VNF) - Có khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được giải quyết hoàn trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, theo Cục Thuế
(VNF) - Doanh nghiệp chuyên tư vấn thầu, Công ty KTV Hưng Yên bị ngưng sử dụng hoá đơn do nợ thuế hơn 2 tỷ đồng mặc dù trước đó mới trúng nhiều gói thầu.
(VNF) - Trước biến động thị trường tài chính, nhu cầu về nhà hoạch định tài chính cá nhân ngày càng tăng. Tại diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân ngày 12/4, các chuyên gia nhấn mạnh, vai trò, tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự cần thiết của khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường.
(VNF) - Hệ thống KRX được giới chuyên gia đánh giá một phần trong câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
(VNF) - Theo số liệu của Cơ quan thuế, tính đến nay đã có 42.881 hồ sơ được xác định hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động, với số tiền hoàn là 229,3 tỷ đồng
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
(VNF) - Sự trở lại của dòng tiền lớn khiến niềm vui của nhà đầu tư bùng nổ hơn trong ngày VN-Index tái lập mốc 1.200 điểm.
(VNF) - Mirae Asset vừa thông báo bán giải chấp cổ phiếu ANV liên quan đến người nội bộ tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico, HoSE: ANV).
(VNF) - Dự thảo Luật NSNN sửa đổi thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
(VNF) - Gemadept muốn mua lại cổ phiếu trong bối cảnh GMD có 4 phiên liên tiếp giảm sàn từ mức 56.300 đồng/cổ phiếu về mức 42.200 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) vừa thông báo tiếp nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Vỹ, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023–2027.
(VNF) - VN-Index vẫn rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.200, chưa thể hướng tới vùng 1.265 – 1.275 điểm để xác lập xu hướng tăng ngắn hạn.
(VNF) - Dự án Vaquarius Văn Giang có diện tích hơn 7,2ha với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.