'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong khi nhập khẩu khí đốt tự nhiên qua các đường ống dẫn khí từ Nga giảm hơn 80% thì các chuyến hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang châu Âu đã tăng tới 50% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay. Riêng trong tháng 9, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã mua gần 1 tỷ USD khí LNG từ Nga.
Một số nước thuộc EU trước đây không nhập khẩu hoặc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ khí đốt tự nhiên từ Nga qua đường ống thì nay cũng thường xuyên nhận được các lô hàng LNG từ nước này.
Đây được xem là một phần trong nỗ lực liên tục của EU nhằm thay thế khí đốt chảy qua đường ống bằng khí đốt ở dạng hóa lỏng. EU cũng đã nhập khẩu lượng lớn LNG từ Mỹ và Qatar.
Việc EU nhập khẩu các lô hàng LNG từ Nga, bao gồm cả từ dự án Yamal LNG của Novatek ở Bắc Cực, trái ngược với quyết tâm cắt giảm tất cả các hình thức nhập khẩu năng lượng và các khoản thanh toán liên quan Nga của khối này.
“Tây Ban Nha không phải là khách hàng mua khí đốt qua đường ống nhưng đang mua LNG của Nga. Một tàu chở LNG của Nga gần đây đã đến Hy Lạp. Điều này cho thấy sự thiếu đoàn kết của châu Âu, và là điều đáng thất vọng với những ai muốn thấy các biện pháp trừng phạt phát huy tác động nhiều nhất có thể” bà Kristine Berzina, thành viên cấp cao về chính sách an ninh và quốc phòng tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ (GMF) cho hay.
Việc nhập khẩu LNG từ Nga tăng 50% cho thấy Điện Kremlin đã biết cách khai thác triệt để sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên.
Bằng cách ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) với mức giá rẻ nhưng lại thay thế một phần nguồn cung bằng các lô hàng LNG với mức giá cao hơn, Nga có thể tận dụng mức giá kỷ lục cho các lô hàng theo yêu cầu. Khí tự nhiên hóa lỏng thường đắt hơn khí đốt được cung cấp qua đường ống.
Các chuyến hàng đến châu Âu và châu Á đã cho phép Nga duy trì xuất khẩu LNG ở mức cao kỷ lục. Gần 80% lượng LNG xuất khẩu của Nga đã đến hai châu lục này.
Nước này đã vận chuyển trung bình 2,78 triệu tấn LNG mỗi tháng vào năm 2022, tăng từ 2,62 triệu tấn trong năm 2021 và 2,56 triệu tấn vào năm 2019.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng điều này đã cho phép Điện Kremlin chơi trò “mèo vờn chuột" với châu Âu.
Mới đây, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 26/10, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Liên bang Nga Ruslan Davydov cho biết trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu của Nga tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 431 tỷ USD. Trong khi nhập khẩu giảm mạnh 15,7% trong giai đoạn này xuống còn 180 tỷ USD.
Điều này dẫn đến thặng dư thương mại của Nga lên mức cao kỷ lục là 251 tỷ USD, gần như tăng gấp đôi so với con số 130 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo ông Davydov, kim ngạch ngoại thương của Nga đạt 611 tỷ USD trong giai đoạn quý I đến quý III, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu hải quan, dù hàng hóa xuất khẩu của Nga giảm về khối lượng nhưng lại tăng về giá trị nhờ giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Nga vẫn thu về hơn 155 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 9 bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây. Trong đó, hơn 80 tỷ USD đến từ các khách hàng châu Âu. Tới cuối tháng 9, số tiền này vượt mức 98 tỷ USD.
Xem thêm >> Dù muốn tịch thu tài sản của Nga, EU thừa nhận 'không dễ dàng'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.