Tân trang quần áo, các thương hiệu thời trang thu lời triệu USD

Hà Lê - Thứ hai, 06/01/2025 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Các doanh nghiệp tân trang quần áo bị hoàn trả không chỉ giúp các thương hiệu lớn giải quyết bài toán chi phí mà còn đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải. Bản thân họ cũng đang kiếm hàng triệu USD lợi nhuận từ hoạt động của mình.

Trong thời đại mà mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng chủ đạo, việc trả lại hàng – đặc biệt là quần áo – đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logicstics ngược (reverse logistics). Theo báo cáo của công ty logistics quốc tế ZigZag Global, tổng giá trị hàng trả lại tại Anh năm nay ước tính vượt mức 27 tỷ bảng Anh, trong đó quá nửa là quần áo mua trực tuyến.

Tuy nhiên, lượng hàng trả lại khổng lồ này cũng đặt ra bài toán hóc búa về tối ưu lợi nhuận và giảm phát thải, bảo vệ môi trường.

Lượng hàng trả lại khổng lồ này cũng đặt ra bài toán hóc búa về tối ưu lợi nhuận và bảo vệ môi trường đối với ngành logistics ngược

Khác xa với logistics thông thường, logistics ngược đòi hỏi quy trình phức tạp hơn. Hàng hoàn trả thường phải trải qua nhiều khâu như vận chuyển đến các kho lưu trữ, kiểm tra chất lượng, phân loại và xử lý trước khi quay lại thị trường. Những khâu này không chỉ tiêu tốn nhiều chi phí mà còn gây áp lực lên hạ tầng giao thông và môi trường.

“Không có thứ gì gọi là hoàn trả miễn phí,” ông Al Gerrie, CEO của ZigZag Global cho hay. “Các quy trình logistics liên quan, như kiểm tra, đóng gói và phân phối lại hàng hóa, đều gây tốn kém cho nhà bán lẻ. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ lớn như Boohoo, Zara và Asos áp dụng phí hoàn trả để thu hồi một phần chi phí liên quan.”

Tiến sĩ Talia Hussain từ Viện Đổi mới Thiết kế thuộc Đại học Loughborough London phân tích: “Hàng hoàn trả khiến thêm nhiều phương tiện chở hàng phải ra đường, gây tắc nghẽn và ô nhiễm. Hầu hết bao bì có thể sẽ không được tái sử dụng. Chưa kể, nếu chi phí xử lý hoàn trả và lưu kho lại cao hơn lợi nhuận, các công ty có thể chọn thanh lý, thậm chí vứt bỏ những mặt hàng này”.

Dù vậy, thách thức này lại tạo ra cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong triển khai các giải pháp logistics ngược bền vững.

Tại Scotland, ACS (Advanced Clothing Solutions) là một trong những đơn vị tiên phong. Thành lập từ năm 1990, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê trang phục truyền thống, ACS đã chuyển hướng sang lĩnh vực tân trang hàng hoàn cho các thương hiệu bán lẻ lớn từ năm 2019.

Hợp tác với công ty công nghệ Archive, ACS phân loại quần áo đã qua sử dụng, bán lại trên thị trường thứ cấp hoặc tái chế. Với quy trình xử lý hơn 10.000 đơn hàng hoàn trả mỗi tuần, ACS giúp các thương hiệu như North Face và Pangaia tái đưa sản phẩm lên kệ hàng.

Mặc dù không công bố số liệu kinh doanh nhưng ACS được cho là đã thu hút được 48 triệu USD từ 6 nhà đầu tư.

Tại Mỹ, (Re)vive cũng tạo dấu ấn mạnh mẽ. Từ một công ty chuyên chỉnh sửa quần áo mang tên Hemster, (Re)vive đã chuyển hướng sang xử lý hàng hoàn trả để bán lại sau khi gặp khó khăn trong đại dịch. Năm nay, doanh nghiệp này lãi hơn 3 triệu USD và dự kiến khối lượng quần áo được tân trang sẽ tăng gấp 25 lần vào năm tới.

Bà Allison Lee, CEO của (Re)vive, chia sẻ: “Trước khi thành lập (Re)vive, tôi chỉ nghĩ rằng tất cả những gì tôi trả lại sẽ tự động được đưa vào kho, bán cho người khác, và thế là mọi chuyện ổn thỏa. Hóa ra, hành trình xử lý hàng trả lại phức tạp hơn nhiều so với những gì tôi hình dung với tư cách là một người tiêu dùng. Chỉ một khuyết điểm rất nhỏ cũng có thể khiến món hàng bị coi là “không đạt chuẩn”, điều này là một bất lợi đối với cả thương hiệu và người tiêu dùng. Chúng tôi hy vọng có thể tận dụng (Re)vive để những mặt hàng không hoàn hảo này có một cuộc đời thứ hai.”

Nữ CEO nhấn mạnh, thay vì đổ toàn bộ trách nhiệm lên người tiêu dùng với thông điệp “mua sắm thông minh hơn,” các thương hiệu cần cải thiện quy trình hoàn trả để tránh đưa hàng hóa không cần thiết ra bãi rác.

Theo CEO (Re)vive, các thương hiệu cần cải thiện quy trình hoàn trả để tránh đưa hàng hóa không cần thiết ra bãi rác

“Xu hướng bền vững gần đây tập trung nhiều vào hành vi của người tiêu dùng, với thông điệp “mua sắm thông minh hơn”, điều này đã giúp nâng cao nhận thức về việc mua bán hàng hóa cũ và kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các thương hiệu cũng cần đảm bảo rằng hàng hoàn trả của họ không bị đưa ra bãi rác một cách không cần thiết hoặc quá sớm. Đây không chỉ là cách làm bền vững mà còn tối ưu về mặt tài chính”, bà Allison Lee nói.

Theo The Guardian
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

Nhật ký NetZero  - 7h
(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.
Quỹ ngoại chuộng đầu tư theo ESG, vì sao DN Việt vẫn đứng bên rìa cuộc chơi?

Quỹ ngoại chuộng đầu tư theo ESG, vì sao DN Việt vẫn đứng bên rìa cuộc chơi?

(VNF) - Việc thực hiện ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp), thực hiện chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam được nhìn nhận đang đi sau các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan trong vấn đề này.

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ dự kiến đầu tư Dự án Sản xuất hydrogen xanh với công suất từ 450 đến 500 MW, sản lượng 180.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phù Mỹ.

Ý kiến ( )
DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ dự kiến đầu tư Dự án Sản xuất hydrogen xanh với công suất từ 450 đến 500 MW, sản lượng 180.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phù Mỹ.

Nam Định: Đón dự án sản xuất nhôm xanh 2.300 tỷ của DN Anh Quốc

Nam Định: Đón dự án sản xuất nhôm xanh 2.300 tỷ của DN Anh Quốc

(VNF) - Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Sản xuất thanh hợp kim nhôm xanh, vật liệu điện tử 3C cao cấp và phụ kiện nhôm ô tô Kim Kiều.

IDI phát hành trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên Châu Á - Thái Bình Dương

IDI phát hành trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên Châu Á - Thái Bình Dương

(VNF) - Ngày 26/11/2024, IDI đã chính thức công bố phát hành thành công lô trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Tỷ phú Bill Gates ra mắt 'siêu du thuyền xanh' đầu tiên trên thế giới

Tỷ phú Bill Gates ra mắt 'siêu du thuyền xanh' đầu tiên trên thế giới

(VNF) - Siêu du thuyền chạy hoàn toàn bằng hydro mang tên Breakthrough (hay còn gọi là dự án 821) của tỷ phú Bill Gates vừa thành công trải qua cuộc thử nghiệm trên biển và sẵn sàng ra mắt thị trường trong thời gian sắp tới.

‘Cú bắt tay’ Vingroup - PV Power: Loạt trạm sạc sắp ‘phủ xanh’ giao thông Việt Nam

‘Cú bắt tay’ Vingroup - PV Power: Loạt trạm sạc sắp ‘phủ xanh’ giao thông Việt Nam

(VNF) - Với sự hợp tác giữa Vingroup và PV Power, việc phát triển trạm sạc xe điện sẽ không còn là câu chuyện "mạnh ai nấy làm".

Mua 3.300 ô tô điện Vinfast chạy taxi, An An’s Garden có tiềm lực thế nào?

Mua 3.300 ô tô điện Vinfast chạy taxi, An An’s Garden có tiềm lực thế nào?

(VNF) - Công ty cổ phần An An’s Garden vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và thông minh GSM thuê và mua 3.279 ô tô điện VinFast làm taxi.

'Ông lớn' thủy sản IDI: Huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

'Ông lớn' thủy sản IDI: Huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

(VNF) - Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I huy động thành công 1.000 tỷ trái phiếu. Đáng chú ý, đây là lô TP xây dựng theo khung trái phiếu xanh.

Tập đoàn PNE của Đức khảo sát dự án điện gió 4,6 tỷ USD ở Bình Định

Tập đoàn PNE của Đức khảo sát dự án điện gió 4,6 tỷ USD ở Bình Định

(VNF) - Ngày 22/10, Tập đoàn PNE của Đức đã có buổi khảo sát thực địa một số địa điểm dự kiến để nghiên cứu triển khai dự án điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Giao Tập đoàn Dầu khí thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi

Giao Tập đoàn Dầu khí thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi

(VNF) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về các thủ tục cần thiết để giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện khảo sát điện gió ngoài khơi.