Tiêu điểm

Tăng trưởng GDP Việt Nam vượt trội hơn so với các quốc gia ASEAN

(VNF) - Theo báo cáo dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu quý IV của Viện Kế toán Công chứng Anh, xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 đạt khoảng 4,7%, sau đó tăng dần lên 5% trong năm 2024, khởi sắc bứt phá trong trung hạn.

Tăng trưởng GDP Việt Nam vượt trội hơn so với các quốc gia ASEAN

Kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc?

Theo ICAEW, Đông Nam Á đã thể hiện đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý III, nhờ điều kiện thương mại cải thiện đã đẩy mạnh tăng trưởng GDP vượt xa kỳ vọng. Tăng trưởng xuất khẩu ở Singapore, Malaysia và Việt Nam đã mở rộng từ quý II sang quý III.

Cả Singapore cũng như Việt Nam đều trải qua sự phục hồi đáng chú ý, và cả hai thị trường đều giữ vị thế quan trọng trong thương mại điện tử. Trong năm 2023, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trong khu vực.

Mặc dù có sự giảm tốc tăng trưởng trong năm 2023 và 2024 so với mức trung bình trước đại dịch là 7%, câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa kết thúc. Trong bối cảnh đổi mới chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của quốc gia  được ICAEW dự báo sẽ tiếp tục tăng tốc trong trung hạn.

Triển vọng này có được nhờ chiến lược “Trung Quốc + 1” của các tập đoàn đa quốc gia, dẫn đến tăng trưởng GDP của Việt Nam được thúc đẩy vượt trội hơn so với các quốc gia ASEAN khác, ít nhất đến năm 2030.

Cũng theo báo cáo, do các thách thức từ bên ngoài và nội địa, Oxford Economics dự đoán tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á sẽ đạt 4,3% trong năm 2023 và 4,2% trong năm 2024, thấp hơn mức trung bình trước đại dịch là 5% mỗi năm.

Các yếu tố làm giảm dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2024, bao gồm tăng trưởng toàn cầu chậm lại do tác động bởi hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, các điểm du lịch đang mất đi sức hấp dẫn, cùng sự suy giảm trong tiêu dùng tư nhân.

Đặc biệt, xuất khẩu của Đông Nam Á có khả năng sẽ ảnh hưởng bởi sự suy yếu toàn cầu kéo dài, đặc biệt từ Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Mỹ có khả năng tránh khỏi suy thoái kinh tế, thì sẽ có thể vẫn phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài.

Chính sách tiền tệ thắt chặt trước đó cũng bắt đầu gây thiệt hại đối với sức mua thông qua chi phí dịch vụ nợ cao hơn. Ảnh hưởng của đại dịch đang bắt đầu xuất hiện thông qua việc tiết kiệm giảm và mức nợ cao hơn ở các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ, có thể dẫn đến giai đoạn kiềm chế chi tiêu và điều chỉnh bảng cân đối.

Điều này sẽ trở nên khó khăn hơn khi chính sách tài khóa được thắt chặt, do dự kiến ngân sách năm 2024 sẽ nhắm đến việc kiểm soát chi tiêu. Trong khi lạm phát có khả năng tiếp tục giảm trong tương lai, nhưng các nhà phân tích không kỳ vọng có các đợt giảm lãi suất cho đến quý II/2024.

Các nền kinh tế phát triển khác dự kiến cũng sẽ đìu hiu do chính sách tiền tệ đã thắt chặt trước đó, trong khi chi tiêu của Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ ổn định khi đối mặt với khó khăn nội địa của mình. Ngay cả lĩnh vực du lịch nổi bật cũng đang mất đi sự hấp dẫn, khi sự hồi phục của lượt khách du lịch đã bị đình trệ đối với hầu hết các nền kinh tế châu Á khác, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Trong khi đó, tiêu dùng tư nhân đang giảm mạnh do nhiều yếu tố. Trước hết, lợi nhuận từ xuất khẩu chủ yếu vẫn thấp hơn so với năm 2022, ảnh hưởng đến thị trường lao động và đầu tư đặc biệt là ở các quốc gia tập trung vào thương mại như Singapore và Malaysia.

Tại Singapore, theo ICAEW, nền kinh tế tập trung vào thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp. Nguyên nhân đến từ trong nước, Singapore đối mặt với một thị trường lao động với sự tăng thất nghiệp và tăng trưởng lương giảm mạnh.

Điều này có thể thúc đẩy các hộ gia đình ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu, gia tăng thêm áp lực từ lãi suất cao cùng với ảnh hưởng giảm giá trị tài sản do giá bất động sản chủ yếu duy trì ổn định ở mức thấp trong quý III/2023. Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2023 được dự kiến là 0.7%, thấp hơn so với dự báo của chính phủ là khoảng 1.0%.

Đối với Malaysia, ICAEW cho biết nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh mẽ đang có xu hướng giảm. Tăng trưởng GDP của Malaysia năm 2023 dự kiến ở mức 4.3% đến từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tiêu dùng cá nhân và ngành dịch vụ trong nước có dấu hiệu suy yếu. Tương tự, xuất khẩu hàng hóa của Malaysia đối mặt với triển vọng không chắc chắn bởi sự giảm tốc của tăng trưởng toàn cầu vào năm 2024. Bên cạnh đó, đồng ringgit yếu vẫn là một rủi ro, giữ cho khả năng tăng lãi suất có thể tăng cao lại

Tin mới lên