Tài chính

Tăng trưởng lợi nhuận gấp 5 lần, vì sao cổ đông của HHV thoái vốn?

(VNF) - TS. Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch Ngân hàng LienVietPostBank, chuyên gia chứng khoán cho rằng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng xấu đến nhiều doanh nghiệp, việc một công ty có lợi nhuận lớn nhưng các cổ đông lại thoái vốn liên quan đến chiến lược dài hạn của chủ sở hữu cũng như của chính doanh nghiệp.

Tăng trưởng lợi nhuận gấp 5 lần, vì sao cổ đông của HHV thoái vốn?

Tăng trưởng lợi nhuận gấp 5 lần, vì sao cổ đông của HHV thoái vốn?

Đơn giản thoái không phải để bảo toàn vốn mà là thực hiện cái tầm mới, tập trung lớn hơn, là kết nối nguồn lực để thu hút cổ đông chiến lược và cổ đông phổ thông nhỏ lẻ, tạo hệ sinh thái mới, phong phú cơ cấu cổ đông, chính là bí quyết kinh doanh của các công ty đại chúng.

- Thưa ông, việc Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (UpCOM: HHV) báo lãi theo báo cáo tài chính lợi nhuận 6 tháng đầu năm gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cổ đông lớn của HHV lại công bố thoái vốn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, một công ty như HHV đạt được các chỉ số về tài chính như doanh thu, lợi nhuận là rất tích cực. Tôi cho rằng đó là kết quả mà Tập đoàn Đèo Cả và HHV đã xây dựng, tích lũy tạo nền tảng vững chắc trong nhiều năm. HHV là con chim đầu đàn trong ngành hạ tầng. Doanh nghiệp này ít bị tác động do dịch bệnh covid vì có sự chuẩn bị chu đáo và định hướng phát triển phù hợp với chiến lược phát triển vĩ mô của đất nước “khi nền kinh tế phát triển, hoặc khó khăn do ảnh hưởng lạm phát, giảm phát hay dịch bệnh thì càng phải đầu tư vào hạ tầng… để tạo công ăn việc làm, tạo ra GDP, tạo đà phát triển tương lai cho đất nước’’.

Qua tìm hiểu, tôi được biết cổ đông đăng ký thoái vốn thời gian vừa qua là công ty Cổ phần đầu tư Hải Thạch BOT, Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng miền Bắc đều là các công ty con mà Tập đoàn Đèo Cả sở hữu nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược, cổ đông khác trong ngoài nước cùng tham gia đầu tư vào HHV. Như tôi đã nói sở trên, đây là lộ trình huy động vốn thông thường, thông qua các hình thức như tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu… tạo ra hệ sinh thái của nhiều hộp, nhiều ngăn tài chính. Một chiến lược rất phù hợp đặt trong bối cảnh các nguồn tín dụng cho đầu tư theo hình thức PPP rất khó khăn và lãi suất cao để đồng hành cùng Tập đoàn Đèo cả (DCG) thì HHV phải chuẩn bị tiềm lực tài chính là điều đương nhiên.

Thông qua việc thoái vốn, dường như Tập đoàn Đèo Cả đã rất chủ động, sẵn sàng nguồn lực với tư cách là cổ đông chi phối đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng mà HHV là nhà đầu tư tài chính chủ lực.

- Cổ phiếu HHV được niêm yết trên sàn UpCom và đang hoàn thiện các thủ tục để niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Khi niêm yết trên HoSE, HHV sẽ có những lợi thế gì, thưa ông?

Việc niêm yết chứng khoán với bất cứ công ty nào trên sàn HoSE… trước hết thể hiện sự minh bạch cho các cáo bạch được nâng lên một sân chơi mới, với một tầm cao mới, chấp nhận sự giám sát công khai của các cơ chế quản lý và đặc biệt là mạnh dạn “mời chào” đông đảo các cổ đông vào giám sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, uy tín thì việc niêm yết trên sàn HoSE chính là  thực hiện chiến lược tài chính tầm cỡ, chiến lược PR “tiếng lành đồn xa” lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực quản lý của mình theo tiêu chuẩn một công ty niêm yết, tối ưu hóa cơ cấu quản trị, cải tiến cơ chế kiểm soát đảm bảo vững chắc cho chiến lược phát triển dài hạn.

Khi niêm yết cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ có các cơ hội lựa chọn các kênh bổ sung vốn rẻ liên tục và ổn định, quy mô lớn… giải quyết chủ yếu bài toán tắc nghẽn vốn tạm thời trong phát triển kinh doanh, không phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời tiếp tục cải thiện được uy tín thương hiệu, giảm chi phí tài chính trong việc thông qua việc phát hành trái phiếu, thuận lợi hơn cho việc tăng vốn điều lệ trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

Một khi có “tầm nhìn quốc tế” của “doanh nghiệp hạng nhất” như HHV về đầu tư hạ tầng giao thông, nếu biết tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có nhằm gia tăng giá trị ở các lĩnh vực như: tổng thầu xây lắp tại các dự án do doanh nghiệp làm nhà đầu tư, phát huy thế mạnh là đơn vị quản lý, khai thác vận hành hầm, đường bộ duy nhất tại Việt Nam, tham gia phát triển và đầu tư các trạm dừng nghỉ, bất động sản đô thị, nghỉ dưỡng, công nghiệp gắn liền với các tuyến đường cao tốc của HHV - tập đoàn chuyên nghiệp về đầu tư hạ tầng, đa năng hệ sinh thái hiệu quả.

Cũng phải khẳng định thêm rằng, việc HHV niêm yết trên HoSE sẽ thu hút thêm sự quan tâm đặc biệt của các cổ đông chiến lược, các quỹ đầu tư cũng như các cổ đông phổ thông khác để có nguồn lực tài chính thông qua các kênh huy động vốn hiệu quả … là cách tạo nền tảng vững chắc để hiện thực hóa chiến lược của kinh doanh theo cách mà các tập đoàn quốc tế đã thực hiện thành công.

Chân thành cảm ơn ông!

Tin mới lên