Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tín dụng phân hóa rõ nét
Theo báo cáo tài chính quý I/2023 đang được các ngân hàng lần lượt công bố, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có sự phân hóa rõ nét, kéo theo tăng trưởng lợi nhuận cũng có sự khác biệt lớn.
Tính tới cuối quý I/2023, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) có dư nợ tăng trưởng tín dụng cao nhất. Đến cuối tháng 3/2023, tín dụng ngân hàng này tăng tới 13,17%. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, chỉ trong quý đầu tiên của năm, Ngân hàng đã sử dụng hết “room” tín dụng của cả năm 2023. Theo đó, từ nay tới cuối năm, Ngân hàng sẽ phải thực hiện tái cơ cấu các khoản vay, tăng nguồn thu từ phí, đồng thời, tiếp tục xin Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng room tín dụng.
“MSB là ngân hàng tầm trung, nên mặc dù được cấp room tín dụng cao, nhưng thực chất con số tuyệt đối thì không cao. Nếu ngân hàng đảm bảo tốt các chỉ số an toàn, thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đưa vốn vào những lĩnh vực ưu tiên, sản xuất thì nhiều khả năng sẽ được tăng thêm room”, ông Linh kỳ vọng.
Ngoài MSB, một số ngân hàng đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gấp 3 - 4 lần mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống là Techcombank (tăng 9,3%), VPBank (tăng 7%), TPBank (tăng 7,3%), SHB (tăng 6%)…
Ở chiều ngược lại, một loạt ngân hàng lại có mức tín dụng tăng trưởng âm, như VietBank giảm 3,3%, ABBank giảm 3,1%, VIB giảm 1,2%, Eximbank giảm 0,33%, ACB giảm 0,6%...
Kinh tế phục hồi chậm, doanh nghiệp khó khăn, cầu tín dụng yếu, trong khi mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao khiến nhiều ngân hàng khó khăn trong tăng trưởng tín dụng. Dù vậy, nhiều ngân hàng vẫn lạc quan về tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm.
Lợi nhuận cũng phân hóa mạnh
Không chỉ cầu tín dụng sụt giảm, chi phí vốn tăng cao và nợ xấu ngày càng tăng mạnh đã phản ánh vào lợi nhuận quý I/2023 của các nhà băng. Do đó, tăng trưởng lợi nhuận bình quân quý I/2023 của các ngân hàng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, một số ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng mạnh là: ABBank, nợ xấu tăng vọt từ 2,88% lên trên 4%, dẫn tới trích lập dự phòng rủi ro tăng tới 2,6 lần; VPBank cũng tăng nợ xấu riêng lẻ từ mức 2,19% cuối năm ngoái lên 2,6% cuối quý I/2023. Tại Eximbank, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ mức 1,8% cuối năm 2022, lên 2,34% thời điểm cuối quý I/2023…
Xét về con số tuyệt đối, trong các ngân hàng đã công bố lợi nhuận, Vietcombank vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất, đạt khoảng 11.200 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là BIDV với lợi nhuận trước thuế trên 6.600 tỷ đồng, Techcombank đạt 5.623 tỷ đồng, MB đạt 6.512 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, VietBank là nhà băng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất quý I/2023 với mức tăng 74%. Động lực tăng trưởng chính của ngân hàng này là giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro. BIDV đứng thứ hai về mức độ tăng trưởng ấn tượng, với 58%.
Dù vậy, trong quý I/2023, cũng có tới 4 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các chuyên gia của Fiintrade, năm nay, lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngân hàng thương mại. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là điểm tựa vững chắc cho tăng trưởng lợi nhuận của toàn ngành trong các quý sắp tới, dù có giảm tốc so với năm ngoái. Yếu tố hỗ trợ là nhờ tín dụng hồi phục từ tháng 3 sau khi suy yếu trong 2 tháng đầu năm.
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, các ngân hàng thương mại đã giảm mức độ kỳ vọng lợi nhuận năm nay. Theo kết quả khảo sát mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, các tổ chức tín dụng đánh giá nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý I/2023 có cải thiện, nhưng chưa được như kỳ vọng. Các ngân hàng dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng diễn biến khả quan trong quý II/2023, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán. Mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được các ngân hàng nhận định tiếp tục tăng nhẹ trong quý I/2023 và dự báo xu hướng tăng nhẹ trong năm 2023, nhưng tốc độ tăng kỳ vọng chậm lại so với các năm trước.
Đánh giá về triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay, chuyên gia phân tích đến từ các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo thận trọng. Cụ thể, VNDirect nhận định, năm nay, lợi nhuận ngành ngân hàng chỉ tăng 11%; còn Công ty Chứng khoán Vietcombank dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm nay chỉ khoảng 10% và có sự phân hóa mạnh ở các ngân hàng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.