'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý IV/2018, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã buộc phải thực hiện việc hy hữu: giảm 26.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR). Điều này hàm ý rằng CAR của VietinBank đã xuống đến mức "không thể thấp hơn".
Trái ngược, trong những ngày đầu năm, Vietcombank đã hoàn tất bán 111 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác nước ngoài (GIC và Mizuho), thu về 6.167 tỷ đồng. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI, thương vụ tăng vốn lần này đã giúp CAR (theo chuẩn Basel II) của Vietcombank tăng thêm 0,7 đến 1 điểm phần trăm, từ mức hơn 8% cuối tháng 9/2018.
Đáp ứng chuẩn Basel II đồng nghĩa Vietcombank sẽ được cấp giới hạn tăng trưởng tín dụng cao hơn mặt bằng chung, trong khi VietinBank thậm chí có thể còn không tăng được dư nợ tín dụng. Sự chênh lệch về lợi thế cạnh tranh là rất lớn. Mở rộng ra, nếu không tăng được vốn, VietinBank cũng thụt lùi so với các ngân hàng lớn khác đang còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng.
Thế nhưng, có một điều khá đáng chú ý là trong bối cảnh khó khăn về vốn, VietinBank vẫn cam kết giảm lãi suất từ ngày 10/1/2019, tương tự như 3 ngân hàng quốc doanh khác Vietcombank, BIDV và Agribank. Về phía chủ quan, việc giảm lãi suất là để tránh mất thị phần nhưng về phía khách quan, đây là nhiệm vụ của VietinBank, bởi ngân hàng quốc doanh phải đi đầu trong thực hiện chính sách tiền tệ.
Điều này gợi mở vì sao Ngân hàng Nhà nước quyết giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu tại VietinBank nói riêng và các ngân hàng quốc doanh nói chung ở mức 65%, không gì khác là nhằm điều hành chính sách tiền tệ một cách nhất quán và dễ dàng hơn.
Với VietinBank, tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã chạm mức tối thiểu, nghĩa là không còn "room" để phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Các phương án tăng vốn khả dĩ còn lại, ngành ngân hàng không quyết được mà phải chờ sự chấp thuận từ Bộ Tài chính.
Về cơ bản có hai phương án cụ thể: hoặc là VietinBank phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, theo đó Bộ Tài chính sẽ phải dùng tiền ngân sách để mua thêm cổ phiếu (nôm na là góp thêm vốn); hoặc là VietinBank được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì buộc phải chia bằng tiền mặt như yêu cầu trước nay của Bộ Tài chính, theo đó VietinBank xem như giữ lại được hàng nghìn tỷ đồng (hồi đầu năm 2018, VietinBank đề xuất chia cổ tức 5 - 7% bằng tiền mặt, tương đương phải chi ra 1.860 - 2.600 tỷ đồng).
Mặc dù đã có thời điểm VietinBank gửi đề xuất lên Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phương án Nhà nước bố trí góp thêm vốn nhưng xét trong bối cảnh ngân sách không dồi dào và chi tiêu ngân sách bị giám sát chặt như hiện nay, phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu khả thi hơn nhiều.
Tại hội nghị ngành ngân hàng diễn ra đầu năm nay, VietinBank đã kiến nghị lên Thủ tướng phương án tăng vốn trước mắt là chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nay đến năm 2020. Thặng dư cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối cho phép VietinBank thực hiện điều này không mấy khó khăn, vấn đề là Bộ Tài chính có chấp thuận hay không.
Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này giữ "túi tiền quốc gia" nên có lý khi "đòi" các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có lãi phải chia cổ tức bằng tiền mặt. Tuy nhiên, riêng với trường hợp nhiều ràng buộc như VietinBank, việc chấp thuận cho chia cổ tức bằng cổ phiếu có lẽ là điều Bộ Tài chính nên làm.
Lý do là bởi nếu không chấp thuận, VietinBank sẽ không thể tăng trưởng tín dụng đáng kể, lợi nhuận không tăng, nghĩa là nguồn thu lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ không tăng, chưa kể các nguồn thu gián tiếp khác. Chấp thuận cho VietinBank chia cổ tức bằng cổ phiếu là một cách để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài.
Thêm vào đó, xét trên phương diện quốc gia, nếu như việc tăng vốn cứ "lình xình" sẽ ảnh hưởng đến các cổ đông ngoài nhà nước, đặc biệt là các cổ đông, đối tác chiến lược nước ngoài. Họ không thể ngồi yên nếu như khoản đầu tư của họ không thể sinh lời vì cơ quan quản lý không có quyết sách rõ ràng và điều này sẽ tạo dư âm không tích cực.
Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các ngân hàng quốc doanh sẽ ở mức 51%, thay vì 65% như hiện nay.
Như vậy, sau năm 2020, VietinBank sẽ có cơ hội phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Để "cầm hơi" từ nay cho đến lúc ấy, phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu không phải là lựa chọn tồi cho ba bên: VietinBank, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.