Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Bạn đọc kính mến!
Kỳ họp thứ II, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp với rất nhiều nội dung kinh tế - tài chính quan trọng được thảo luận và thông qua, tạo tiền đề cho năm 2022 đang tới với rất nhiều thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội mới.
Sau hai năm chống chọi với đại dịch Covid, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt. Tuy nhiên, ở chiều tích cực, đại dịch cũng tạo ra cơ hội cho một số ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nắm bắt được để vươn lên cả trên thị trường nội địa lẫn quốc tế. Việt Nam cũng đứng trước cơ hội đón nhận dòng chảy vốn trực tiếp và gián tiếp rất lớn từ dòng chảy vốn toàn cầu, đã và đang trong quá trình “tái cơ cấu” do ảnh hưởng của đại dịch.
Trong năm 2022, Việt nam đặt ra chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đã được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021 trên nền tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, đây cũng là những chỉ tiêu thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi nỗ lực thường xuyên, liên tục ở mọi ngành, mọi cấp và ở cộng đồng doanh nghiệp.
Đầu tư Tài chính số tháng 11/2021 sẽ đem đến cho bạn đọc những câu chuyện làm ăn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên cả nước, để thấy được nhịp đập kinh tế vẫn rất sôi động trong bối cảnh hiện tại, ngay cả khi cuộc chiến chống dịch vẫn đang diễn biến phức tạp. Chúng ta vẫn được thấy không khí sôi động của thị trường chứng khoán, màn trình diễn ấn tượng của lĩnh vực ngân hàng, sự vươn lên của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Trong chuyên đề đầu tư của tháng, Đầu tư Tài chính sẽ đem đến cho bạn đọc chuyên đề Đầu tư vào Giáo dục với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Từ ba thập kỷ nay, Đảng và nhà nước đã chính thức xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Còn theo báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã đặt mục tiêu “đảm bảo giáo dục cơ bản chất lượng cao cho tất cả mọi người khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng theo định hướng thị trường”, và nhờ đó “viễn cảnh thành công trong cuộc sống sẽ càng sáng lạn với những ai được hưởng giáo dục chất lượng cao”.
Đầu tư cho giáo dục cũng là đầu tư cho con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển và hội nhập của đất nước. Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng cần phải có sự phối hợp nhất quán giữa Chính phủ với khu vực tư nhân và có quyết tâm lớn hơn trong cải cách các trường đại học và hệ thống nghiên cứu, và “nếu bắt đầu cải cách ngay từ bây giờ, hệ thống có thể đủ mạnh để phát triển như mong muốn”.
Bên cạnh đầu tư công, Việt Nam đã và đang chứng kiến dòng chảy vốn tư nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ lại nay. Điều này đang tạo ra nguồn cung giáo dục đào tạo ngày một đa dạng, phong phú và chất lượng hơn cho xã hội, và đó là tiền đề để tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo vì mục tiêu phát triển dài hạn của ngành nói riêng, của quốc gia nói chung.
Tạp chí Đầu tư Tài chính và Tạp chí điện tử VietnamFinance đã và đang từng ngày từng giờ bám sát những diễn biến của nền kinh tế tài chính trong và ngoài nước nhằm phụng sự bạn đọc tốt hơn. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc, đối tác, khách hàng gần xa đã luôn ủng hộ chúng tôi trên bước đường phát triển chung. Rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị để ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa trong vai trò một cơ quan thông tin chuyên sâu về kinh tế, tài chính của Việt Nam.
Ban biên tập Đầu tư Tài chính - VietnamFinance
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.