Tập đoàn Quốc tế Đông Á, 'gà đẻ trứng vàng' của doanh nhân Nguyễn Quang Mãi

Việt Anh - 18/03/2022 11:52 (GMT+7)

(VNF) - Ngoài cơ nghiệp là Tập đoàn Quốc tế Đông Á, ông Nguyễn Quang Mãi còn nổi danh với thương vụ thâu tóm TWACO năm 2015, và thỏa thuận "hụt" với Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên hồi 2019...

VNF
Vài nét về ông chủ Tập đoàn Quốc tế Đông Á

Nhà đầu tư duy nhất vượt ải sơ tuyển

Ngày 19/1/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định số 102/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị Thắng Lợi, thành phố Sông Công.

Đây là dự án đầu tư sử dụng đất với tổng diện tích đất sử dụng là 19,71ha, nằm trên khu vực phường Bách Quang, thành phố Sông Công. Dự kiến tổng chi phí thực hiện là hơn 800 tỷ đồng, không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Về nguồn vốn thực hiện, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm 30%, tương ứng hơn 275 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động hợp pháp khác.
Mục tiêu xây dựng và quy mô của dự án bao gồm đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thực hiện dự án theo đồ án quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt.

Đồng thời đầu tư xây dựng thô các dãy nhà nằm trên các trục chính của khu vực thực hiện dự án có quy hoạch lộ giới 16,5 - 19,5m và một trục cảnh quan 33,3m là trục không gian chính của toàn khu... nhằm đảm bảo việc quản lý đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, kết hợp của khu nhà ở trong khu đô thị với số tầng tối đa là 5 tầng, mật độ xây dựng tối đa 70 - 90% tùy từng lô đất và tỷ lệ xây thô khoảng 35,4% đảm bảo tuân thủ đúng quy hoạch được duyệt. Thời gian thực hiện hợp đồng từ năm 2022 - 2024.

Đáng chú ý, dự án khu đô thị Thắng Lợi được chỉ định thầu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Đông Á (viết tắt là Đông Á) - nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển trước đó. Sau đó, ngày 9/3, Đông Á và UBND thành phố Sông Công đã chính thức ký hợp đồng về dự án này. 

Ở thành phố Sông Công, Đông Á cũng từng thắng lớn tại gói thầu xây lắp công trình, thuộc dự án đường Thắng Lợi kéo dài, thành phố Sông Công, với giá gói thầu lên tới 122,3 tỷ đồng.

Thông qua hình thức đấu thầu trực tiếp, Đông Á đã được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công lựa chọn là nhà thầu thực hiện gói thầu, với giá trúng thầu 120,2 tỷ đồng, cho thấy tỷ lệ giảm giá vô cùng thấp khi tiết kiệm cho ngân sách trung ương và ngân sách địa phương vỏn vẹn 1,7%.

Doanh nhân Nguyễn Quang Mãi là ai?

Theo tìm hiểu, Đông Á được thành lập ngày 5/5/2006, trụ sở chính đặt tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Đông Á là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, với vốn điều lệ 504 tỷ đồng.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quang Mãi, sinh năm 1977, quê Bắc Giang. Trước khi chèo lái Đông Á từ năm 2009, ông Mãi có 8 năm là nghiên cứu viên của Trung tâm tài nguyên nước và môi trường Việt Nam, Viện khoa học Thủy Lợi, giai đoạn 2000 - 2008. Sau đó, ông là đội trưởng Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy Lợi, Viện khoa học Thủy Lợi, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi (2008 - 2009).

Hình ảnh hiếm hoi trên truyền thông đại chúng của doanh nhân Nguyễn Quang Mãi 

Mặc dù nguyên quán ở Bắc Giang, và dành nhiều thời gian học tập, làm việc ở Hà Nội, song hình ảnh của ông Mãi trong mắt cộng đồng doanh nhân lại là "đại gia" có tiếng đất Thái Nguyên, biết đến nhiều hơn với vai trò chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên (TWACO, UPCoM: TNW), một doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND tỉnh Thái Nguyên là đại diện chủ sở hữu, nắm giữ 42,27% tổng số cổ phần.

Ông Mãi xuất hiện ở TWACO trước thời điểm doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2017, thông qua Đông Á với tư cách là cổ đông chiến lược, tham gia đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 76,3 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng hồi năm 2014. Đông Á lúc này sở hữu 41% vốn điều lệ TWACO, sau đó đến cuối tháng 5/2015, ông Mãi chính thức được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị TWACO.

Kịch bản hợp tác giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và ông Mãi tại TWACO được tái hiện trong một thương vụ khác ở nhiều năm kế tiếp. Cụ thể, năm 2019, Đông Á tiếp tục được UBND tỉnh Thái Nguyên giới thiệu là nhà đầu tư chiến lược của Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên, doanh nghiệp có kế hoạch cổ phần hóa trong năm.

Thông tin này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi lẽ nếu bản hợp đồng này diễn ra theo kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt (ngày 13/7/2017), thì số tiền Đông Á cần chi cho lượng cổ phần lớn tại Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên là rất khiêm tốn so với khối tài sàn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chưa rõ vì nguyên nhân gì mà thỏa thuận này đã bị đổ bể, và Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên đến nay vẫn chưa thể tiến hành cổ phần hóa, mặc dù theo lộ trình của Chính phủ, thời hạn được giao là cuối năm 2020.

Có thể nói, doanh nghiệp nhà nước là mối quan tâm đặc biệt của ông Mãi. Cũng trong năm 2019, Đông Á đã chi gần 40 tỷ đồng để mua vào 1,8 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Truyền thông Nghe nhìn Hà Nội (Havisco), tương ứng tỷ lệ chi phối với mức giá trúng đấu giá cao hơn nhiều lần so với giá trị khởi điểm mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra.

Cho dù tình hình làm ăn của Havisco lúc bấy giờ khá ảm đạm, song nhiều người cho rằng sức hấp dẫn của doanh nghiệp này nằm ở quỹ đất "vàng" giữa lòng Hà Nội, có thể sở hữu, thuê dài hạn trong tương lai.

Ở lĩnh vực kinh doanh nước sạch, nước sinh hoạt, ông Mãi còn là thành viên hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng (UPCoM: STW), cũng là một doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện UBND tỉnh Sóc Trăng đang nắm giữ 49% vốn điều lệ, tương ứng 7,77 triệu cổ phiếu STW; kế đó là Công ty Cổ phần Hawaco, cổ đông tổ chức sở hữu 40% vốn.

Tại SWT, ông Mãi và chủ tịch hội đồng quản trị STW Nguyễn Trọng Hiếu (1973), là hai cá nhân đại diện phần vốn của Hawaco. Ông Nguyễn Trọng Hiếu đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc, kiêm người đại diện của Hawaco, còn ghế chủ tịch hội đồng quản trị thuộc về anh trai là ông Nguyễn Mạnh Dũng (1971).

Bên cạnh đó, ông Hiếu là Phó chủ tịch kiêm trưởng ban tài chính Hội cấp thoát nước Việt Nam.

Đông Á làm ăn thế nào?

Theo tài liệu VietnamFinance thu thập được, Đông Á được coi là "gà đẻ trứng vàng" của doanh nhân Nguyễn Quang Mãi, bởi lẽ quan sát trong 5 năm gần đây (2016 - 2020), doanh thu ghi nhận đều đạt hàng trăm tỷ mỗi năm, lần lượt là 320,3 tỷ đồng, 280 tỷ đồng, 257,1 tỷ đồng, 213,1 tỷ đồng và 177,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể thấy doanh thu đang tỏ ra "giật lùi", phản ánh phần nào khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Đông Á (công ty mẹ).

Khấu trừ chi phí và thuế, lợi nhuận tương ứng các năm là 4,3 tỷ đồng, 5 tỷ đồng, 11,6 tỷ đồng, 5,6 tỷ đồng, 6,8 tỷ đồng. Mức lợi nhuận theo năm khá hạn chế so với quy mô doanh thu, bình quân tỷ suất sinh lợi là 2,6% ở giai đoạn 2016 - 2020, tức thu 100 đồng mới có lãi hơn 2 đồng.

Nguyên nhân chủ yếu do chi phí giá vốn luôn chiếm trên 90 - 95% doanh thu hàng năm, cho thấy năng lực quản trị chi phí của Đông Á chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên không loại trừ khả năng đây chỉ là số liệu trên báo cáo, trên thương trường không ít trường hợp doanh nghiệp chủ động trong quản lý chi phí đầu vào, chi phí hoạt động nhằm giảm gánh nặng thuế thu nhập.

Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Đông Á đạt 732,4 tỷ đồng, giảm 17% so với hồi đầu năm. Vốn chủ sở hữu đứng ở mức 545,8 tỷ đồng, gần như đi ngang so với năm trước.

Công ty con của Đông Á gồm có Công ty Cổ phần Cầu Quốc tế Đông Á, Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á Hà Nội, trong đó, Đông Á Hà Nội có tài sản đạt 168 tỷ đồng, tính đến hết năm 2020. Khác hoàn toàn công ty mẹ, Đông Á Hà Nội sử dụng đòn bẩy ở mức cao, với vốn chủ sở hữu 5,2 tỷ đồng, nợ phải trả 162,8 tỷ đồng - cao gấp 31 lần, trong bối cảnh kết quả kinh doanh lao dốc.

Về Công ty Cổ phần Hawaco, đơn vị đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, vừa chứng kiến một năm 2020 làm ăn rất sa sút, với doanh thu giảm 70% cùng kỳ xuống còn 51,5 tỷ đồng; lỗ sau thuế 25,2 tỷ đồng, trong khi năm trước có lãi 704 triệu đồng. Thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của Hawaco đạt 305,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Mãi còn đứng tên ở Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển ngô Việt Nam, Công ty Cổ phần Doinco Việt Nam...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

(VNF) - Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ , đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu tại Quyết định 2345/QĐ-NHNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

(VNF) - Tại cuộc họp ngày 14/5 về công tác quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khai yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới đối với xe điện, chất bán dẫn, pin, pin mặt trời, thép và nhôm của Trung Quốc vào ngày 14/5 (theo giờ Mỹ). Một nguồn thạo tin cho hay mức thuế đối với xe điện sẽ tăng lên 100%, gấp bốn lần mức thuế hiện tại là 25%.

'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên  giường bệnh'

'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên giường bệnh'

(VNF) - Ông Hoàng Trung Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ DN khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Đạt được thoả thuận với Mitsubishi Materials Corporation Group, Masan sẽ tái cấu túc mảng khoáng sản, thu về lợi nhuận và tập trung nguồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ.

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

(VNF) - Vốn hóa của VinFast cũng đã quay trở lại trên mức 10 tỷ USD - ngang ngửa với 2 thương hiệu xe điện khác là NIO và Rivian.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

(VNF) - Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều.

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

(VNF) - Nhấn mạnh Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, Thủ tướng khẳng định luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao.

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

(VNF) - Hỏa hoạn lớn tại khu mua sắm Marywilska 44 ở Bialoleka, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, đã khiến rất nhiều thương nhân mất trắng gia sản gây dựng trong nhiều năm.

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

(VNF) - Trong năm 2023, lợi nhuận của nhiều công ty tài chính đồng loạt lao dốc do chịu “cú đấm kép” khi thị trường khó khăn chung và tình trạng bùng nợ diễn ra ngày càng nhiều. Thế nhưng, bước sang năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đang đứng trước nhiều dư địa phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho các công ty tài chính bứt tốc.