Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Quốc tế Samnec được thành lập vào cuối tháng 7/2004 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2004, dưới sự điều hành của doanh nhân quê Hải Phòng - Đặng Minh Sơn, sinh năm 1958.
Samnec có trụ sở chính tại khu đô thị mới, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Sau gần 20 hoạt động, Samnec đã trở thành hệ thống bán lẻ điện máy có quy mô hàng đầu "đất cảng" với hàng loạt cửa hàng ở vị trí đắc địa.
Đến nay, Samnec không chỉ là đối tác phân phối của các thương hiệu điện tử thế giới như Toshiba, Beko... tại miền Bắc mà hệ thống bán lẻ này còn được bắt tay với Samsung, Sony để mở và vận hành các brand-shop bao gồm Sony Center Hải Phòng, Sony Center Trần Thái Tông, Sony Center Trần Duy Hưng và Samsung Plaza (Hà Nội).
Trong tâm thế "thừa thắng xông lên", tại sự kiện hội nghị khách hàng năm 2016 của Samnec, chủ tịch HĐQT Đặng Minh Sơn đã chia sẻ trên truyền thông về giấc mộng ngôi vua của "ông lớn" Hải Phòng.
Theo đó, ông Sơn khẳng định tầm nhìn của Samnec là trở thành nhà phân phối, bán lẻ điện máy số 1 tại Việt Nam trong vòng 3 năm kế tiếp, thông qua những giải pháp mang tính thực tiễn cao đang áp dụng thành công trên thế giới, được tối ưu hóa cho đặc thù thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng đề cập đến một trong những bí quyết thành công của Samnec, đó là quan tâm đến việc tạo lập và phát triển thương hiệu của mình. Còn đối với những doanh nghiệp đã có thương hiệu, thì cần phải giữ gìn và bảo vệ thương hiệu, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế...
Tuy nhiên, dường như vị lãnh đạo của Samnec lại thiếu kiên định với giấc mộng xưng bá này khi liên tục giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp trong thời gian sau đó. Cụ thể, ở lần thay đổi vốn của Samnec vào đầu tháng 6/2015, khi tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng, ông Sơn vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 50% vốn, kế đó là ông Đặng Hoàng Anh với 22,5% vốn.
Thế nhưng, tính đến cuối năm vừa qua, ông Sơn và ông Hoàng Anh đã giảm mạnh cổ phần tại Samnec, lần lượt còn 18,75% và 6,25% vốn, tương ứng 46,87 tỷ đồng và 15,62 tỷ đồng...
Việc ông Sơn và ông Hoàng Anh thoái vốn trong giai đoạn này khá trùng hợp với thời điểm Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) mở rộng thị phần, quy mô tăng nhanh chóng với hơn 1.500 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Đến cả hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh, một trong những tên tuổi đáng chú ý khi đó cũng từng bước bị MWG thâu tóm, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong giai đoạn 2016 - 2017.
Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, năm 2016 - 2017 cũng là năm hiếm hoi mà doanh số của Samnec (công ty mẹ) ghi nhận sự thụt lùi, từ 5.878 tỷ đồng xuống 5.391 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 8%. Điều này có thể coi là "điểm gợn" đáng tiếc cho giấc mộng của ông chủ Samnec.
Đến năm 2018, doanh thu của Samnec mới hồi phục về ngưỡng 5.978 tỷ đồng và tăng thêm gần 600 tỷ đồng vào cuối năm 2019.
Ở bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Samnec vẫn tăng trưởng đều đặn, từ 1.609 tỷ đồng (năm 2016) lên mức 2.145 tỷ đồng (năm 2019). Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng vì thế mà phình to, từ 1.376 tỷ đồng lên gần 1.900 tỷ đồng vào cuối năm 2019.
Một điểm đáng chú ý, đó là trái ngược với quy mô doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, Samnec dưới sự điều hành của ông Sơn không chỉ báo lãi lẹt đẹt, mà còn có khoản lỗ lũy kế gần 20 tỷ đồng vào cuối năm 2016.
Càng đặc biệt hơn, tính đến cuối năm 2019, do chỉ có lãi vẻn vẹn từ 220 triệu đồng đến 430 triệu đồng trong 4 năm liên tiếp, Samnec vẫn chưa thể vá lấp được khoản lỗ này, khiến vốn chủ sở hữu bị bào mòn còn 247 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn của Samnec cao nhất là 0,006% (năm 2019) và thấp nhất là 0,003% (năm 2016), vô cùng khiêm tốn so với lãi suất ngân hàng mỗi năm. Đối với Thế giới số Trần Anh trước thời điểm sáp nhập, tỷ suất sinh lợi này của Samnec thua đến hàng trăm lần.
Tương tự Samnec, Công ty Cổ phần Thành viên Samnec 2, đơn vị thành viên thuộc hệ sinh thái Samnec cũng hoạt động không mấy hiệu quả, thậm chí có phần ảm đạm dưới sự chèo lái của ông Đặng Minh Sơn.
Tại Samnec 2, ông Sơn giữ ghế chủ tịch HĐQT và góp 20% vốn, ông Hoàng Anh nắm giữ 12% và bà Nguyễn Thị Hạnh nắm 15% vốn.
Với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, năm 2019 Samnec 2 đem về 18,3 tỷ đồng doanh thu, tuy nhiên sau khi khấu trừ giá vốn và chi phí, doanh nghiệp chỉ lãi gần 44 triệu đồng.
Đó là chưa kể khi doanh thu của Samnec 2 neo đỉnh vào năm 2016, đạt hơn 23,6 tỷ đồng thì doanh nghiệp vẫn lỗ sau thuế 3,7 triệu đồng. Cuối năm 2019, Samnec 2 vẫn chưa tích lũy được khoản lợi nhuận nào.
Hai đơn vị thành viên khác của tập đoàn là Công ty Cổ phần Thành viên Samnec 1 và Công ty Cổ phần Thành viên Samnec 3 cũng không phải ngoại lệ, những năm gần đây các doanh nghiệp này đều lãi rất mỏng, hụt vốn góp chủ sở hữu, thậm chí Samnec 1 vào năm 2017 còn gánh lỗ hơn 305 triệu đồng, trong khi doanh thu mang về đạt 345 triệu đồng.
Một doanh nghiệp khác, có phần đặc biệt trong hệ sinh thái của đại gia "đất cảng", đó là Công ty TNHH Thương mại Dũng Hải chuyên về bán buôn sắt, thép cũng không tránh khỏi tình trạng kinh doanh trồi sụt.
Do liên tục thua lỗ, đến cuối năm 2019, pháp nhân có tuổi nghề gần 27 năm của ông Sơn vẫn chưa gom góp được một khoản lợi nhuận tích lũy, mà còn lỗ lũy kế hơn chục tỷ đồng.
Cùng với đó, doanh số mỗi năm của Thương mại Dũng Hải lên xuống thất thường, năm 2016 đạt 30 tỷ đồng và giảm còn một nửa vào năm kế tiếp. Năm 2018 hồi phục lên 21,2 tỷ đồng nhưng cũng nhanh chóng rơi xuống mức 8,5 tỷ đồng.
Đáng lưu tâm hơn, đó là hai thái cực tương phản giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Thương mại Dũng Hải, cụ thể là doanh nghiệp đang lâm vào hoàn cảnh "càng làm càng lỗ".
Năm 2016, khi doanh số đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây, thì doanh nghiệp có lỗ sâu nhất, hơn 1,2 tỷ đồng; ngược lại đến năm 2019, nhà kinh doanh sắt, thép này có lỗ nông nhất, chỉ hơn 200 triệu đồng khi doanh thu rơi xuống đáy....
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.