Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra mới đây, Tập đoàn Sơn Hà cho biết trong giai đoạn tới, bên cạnh những ngành nghề cốt lõi, doanh nghiệp này sẽ mở rộng đầu tư vào 3 lĩnh vực: nước, năng lượng tái tạo và bất động sản công nghiệp.
Trong 3 lĩnh vực nói trên, bất động sản công nghiệp là bước đi khiến thị trường có phần bất ngờ, bởi trong quá khứ, Sơn Hà đã từng mất 600 tỷ khi rót vốn vào cuộc chơi địa ốc. Và chủ tịch Lê Vĩnh Sơn, trong một sự kiện hồi năm 2018, cho biết nhiều năm trước đó, ông đã hứa với cổ đông sẽ không đầu tư vào bất động sản trong vòng 5 năm.
Nhưng sau 5 năm, câu chuyện đã thay đổi. Sơn Hà đã “tái cơ cấu” thành công các khoản mục liên quan đến việc đầu tư địa ốc trước đây và sẵn sàng cho giai đoạn mới.
Nói với VietnamFinance, ông Nhữ Văn Hoan, phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà, cho hay doanh nghiệp này đã chuẩn bị cho việc đầu tư bất động sản công nghiệp từ năm 2018.
“Khi đó, thế giới chưa có những tín hiệu rõ ràng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước. Chúng tôi cũng không phải là chạy đua với các doanh nghiệp bất động sản. Sơn Hà là nhà sản xuất công nghiệp, chúng tôi cũng cần mặt bằng. Chúng tôi tiếp xúc với các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và thấy họ cũng có nhu cầu, vậy là việc đầu tư được lên kế hoạch”, ông Hoan nói.
Theo ông Hoan, Sơn Hà đã tính toán kĩ lưỡng khi bắt tay vào làm bất động sản công nghiệp. Theo đó, công ty xác định xây dựng các cụm, khu công nghiệp theo kiểu mới với công nghệ xanh, đồng bộ để thu hút doanh nghiệp ngoại có công nghệ sản xuất sạch, có hàm lượng giá trị cao “chứ không xây kiểu cũ, không vơ bèo vạt tép”.
Ý tưởng của Sơn Hà về một khu công nghiệp kiểu mới là bên trong xây nhà xưởng, bên ngoài làm hạ tầng như nhà ở, siêu thị…
“Như ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, khu công nghiệp rộng 162ha, chúng tôi sẽ đề xuất xây dựng khu dịch vụ phụ trợ như nhà ở, siêu thị, hạ tầng sinh hoạt bên cạnh khoảng 20ha để đảm bảo nhu cầu cho các nhà đầu tư… Tư duy làm bất động sản công nghiệp của chúng tôi là làm đầy đủ, tiện nghi để doanh nghiệp đến đây là không phải lo lắng gì”, ông Hoan cho biết.
Vị phó tổng giám đốc của Sơn Hà cho hay các dự án bất động sản công nghiệp của doanh nghiệp này đang khá triển vọng, chẳng hạn tại Tam Dương, số nhà đầu tư Hàn Quốc đăng kí đã được 1/3 dù cho hồ sơ dự án này vẫn đang trong quá trình xin ý kiến của Chính phủ với kì vọng đến đầu năm tới được triển khai.
Được biết, Sơn Hà có dự định làm bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An. Các dự án không ra ồ ạt, trong 5 năm tới sẽ chỉ có khoảng 5 – 10 khu/cụm công nghiệp được ra đời. Quy mô các dự án trong khoảng 150 – 300ha.
“Tất nhiên chúng tôi không loại trừ việc làm to, ví dụ ở Đông Nai, có thể chúng tôi sẽ đề xuất khu 500ha”, ông Hoan nói.
Trả lời cho câu hỏi về nguồn lực tài chính, ông Hoan cho biết Sơn Hà nhận được hậu thuẫn của các doanh nghiệp đối tác ngoại. “Chúng tôi không xây ra rồi ngồi chờ khách hàng đến mà trước đó chúng tôi đã nhận được đơn hàng rồi, cho nên tài chính không phải vấn đề lớn”.
Ông Hoan ước tính mỗi dự án khu công nghiệp sẽ mất khoảng 2 năm để hoàn thiện và 8 – 10 năm để hoàn vốn.
Nhấn mạnh trong quá khứ Sơn Hà từng thua lỗ khi đầu tư bất động sản vì không có kế hoạch kĩ lưỡng, chỉ tận dụng lợi thế nhất thời, ông Hoan khẳng định trong giai đoạn mới, bất động sản công nghiệp là lĩnh vực chiến lược của tập đoàn và đã được chuẩn bị đầy đủ về các yếu tố.
“Các ngành của Sơn Hà đều được nghiên cứu kĩ, đầu tư chiều sâu, tính toán điều kiện thuận lợi và khó khăn rõ ràng, như vậy tôi cho rằng rủi ro là không lớn”, ông nói.
2018 được xem là năm bản lề của Sơn Hà khi doanh nghiệp này “đóng gói” giai đoạn 20 năm đầu và mở ra giai đoạn phát triển mới.
Nhìn vào kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2019, có thể nhận thấy sự khác biệt từ “cột mốc” 2018 của Sơn Hà. Cụ thể, về doanh thu, nếu giai đoạn 2016 – 2018, doanh thu tăng trưởng rất mạnh mẽ, tăng gần gấp đôi (từ 2.359 tỷ đồng lên 4.485 tỷ đồng) thì từ 2018 sang 2019, doanh thu chỉ tăng 6%.
Về lợi nhuận, nếu giai đoạn 2016 – 2018 lợi nhuận sau thuế của Sơn Hà liên tục tăng trưởng (103 tỷ đồng - 105 tỷ đồng - 108 tỷ đồng) thì bước sang 2019, lợi nhuận lại quay đầu giảm về mốc 105 tỷ đồng.
Về tài chính, cơ cấu nguồn vốn của Sơn Hà cho thấy tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn. Cụ thể, năm 2018, tổng nợ vay của Sơn Hà là 1.897 tỷ đồng (1.593 tỷ đồng vay ngắn hạn, 304 tỷ đồng vay dài hạn), hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,69 lần.
Năm 2019, tổng nợ vay của Sơn Hà tăng lên 2.197 tỷ đồng (1.970 tỷ đồng vay ngắn hạn, 227 tỷ đồng vay dài hạn), hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 1,72 lần.
Nếu xét nợ phải trả/vốn chủ sở hữu thì hệ số này của 2018 và 2019 lần lượt là 1,8 lần và 2,1 lần.
Về dòng tiền, trong giai đoạn 2016 – 2019, dòng tiền kinh doanh của Sơn Hà chỉ dương nhẹ vào 2016 và 2018 (lần lượt 29 tỷ đồng và 99 tỷ đồng), còn các năm 2017, 2019 âm khá nặng (-298 tỷ đồng và -209 tỷ đồng) chủ yếu do sự gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho…
Đáng chú ý, thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất 2019 của Sơn Hà hé lộ thêm một số chi tiết về việc công ty này đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
Cụ thể, Sơn Hà đã chuyển cho Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Ngọc 35 tỷ đồng để đảm bảo giữ chỗ quyền mua lô đất 3ha thuộc dự án “xây dựng cụm công nghiệp Thụy Lâm” nằm trong khu đất dự án cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, Sơn Hà chi thêm 35 tỷ đồng để ứng 50% cho hợp đồng khoán việc số 05/2019 giữa Công ty TNHH MTV Thiết bị nhà bếp Sơn Hà với ông Nguyễn Trọng Minh. Theo đó, công ty nhà bếp Sơn Hà giao cho ông Minh kiểm tra, đàm phán kí kết hợp đồng mua và hoàn tất thủ tục để công ty nhà bếp Sơn Hà sở hữu lô đất 14.303m2 tại khu công nghiệp Hòa Phú.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.