'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng tin RT của Nga dẫn lời Trung úy Rachel McMarr, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 5/12 cho biết khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS MCCampbell (DDG-85) đã tiến vào vùng lân cận của vịnh Peter Đại đế nhằm “thách thức các tuyên bố chủ quyền thái quá của Nga và khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật biển”.
Hải quân Mỹ nói hoạt động trên nằm trong “Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP)”. Lần cuối cùng FONOP diễn ra ở vùng biển này là vào năm 1987, khi Chiến tranh Lạnh đang ở thời kì căng thẳng nhất.
“Những hoạt đông trên chứng minh Mỹ sẽ bay, di chuyển trên biển và hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Điều này cũng đúng ở Biển Nhật Bản và các nơi khác trên toàn thế giới”, ông McMarr nói thêm.
Vịnh Peter Đại Đế được đặt tên theo tên của Nga hoàng đầu tiên, rải rác là các căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương Nga. Sự hiện diện của một tàu khu trục Mỹ trong khu vực này có thể được hiểu như trường hợp một chiếc thuyền buồm của Nga ở San Diego, California hay Trân Châu Cảng, Hawaii.
Đáng chú ý, một Hiệp ước năm 1936 đã đặt ra một giới hạn về sự hiện diện của các tàu từ các quốc gia không giáp Biển Đen là tối đa trong vòng 21 ngày.
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với CNN rằng động thái mới nhất của Hải quân Mỹ dường như là phản ứng với việc hải quân Nga vừa nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine tại eo biển Kerch này 25/11 vừa qua.
Ở một động thái liên quan khác, mới đây, quân đội Mỹ đã đề nghị Bộ Ngoại giao nước này thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch đưa tàu chiến tới Biển Đen như một phản ứng trước cuộc đối đầu của Nga và Ukraine tại Biển Đen và Biển Azov.
Phía Mỹ cho rằng động thái này phù hợp với điều khoản của Công ước Montreux, công ước này quy định tàu hải quân của các quốc gia không có chủ quyền ven Biển Đen muốn đi qua các eo biển Bosphorus và Dardanelles, khu vực kết nối Biển Đen và Địa Trung Hải, đều phải thông báo trước với Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất 15 ngày.
Thông tin về kế hoạch của Mỹ được đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin kêu gọi NATO có hành động đáp trả toàn diện việc Nga bắt ba tàu hải quân nước này đồng thời khẳng định có ít nhất một thành viên NATO luôn sẵn sàng tăng cường hiện diện tại Biển Đen để hỗ trợ Kiev.
Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục bị đẩy lên một nấc thang mới sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine với cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải Nga ngày 25/11.
Vụ việc có nguy cơ dẫn tới xung đột quân sự quy mô lớn này được nhìn nhận không chỉ đơn thuần là căng thẳng giữa Nga và Ukraine ở Biển Đen, mà sâu xa hơn là cuộc đối đầu âm ỉ giữa Nga với phương Tây liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Nga và Ukraine đã đưa ra những thông báo trái chiều về vụ việc. Phía Hải quân Ukraine cho rằng Nga đã cho tàu chặn đường qua eo biển Kerch, không để 2 tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua eo biển Kerch để vào Biển Azov.
Tuy nhiên, Nga cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng.
Xem thêm >> Tướng Nga dọa tấn công các nước cho Mỹ đặt tên lửa
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.