Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Khazanah Nasional Berhad, quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia, khẳng định vào cuối tháng 10 rằng hãng hàng không quốc gia của nước này là Malaysia Airlines sẽ cần 1 tỷ USD vốn bơm thêm mỗi năm để trang trải hoạt động trong bối cảnh thua lỗ triền miên.
Ngày 22/10, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin về việc Chủ tịch Thai Airways Sumeth Damrongchaitham gửi thông điệp tới toàn bộ nhân viên của hãng để kêu gọi sự đồng thuận trong nỗ lực cải tổ nếu không muốn hãng này đóng cửa.
Từng là niềm tự hào của mỗi quốc gia với đội bay gần 100 chiếc cả phản lực thân rộng và thân hẹp, cả hai ông lớn hàng không truyền thống này đều đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa khi không thể cạnh tranh với hàng không giá rẻ.
Tại một thị trường mà khách hàng khắt khe về giá như Đông Nam Á, chất lượng dịch vụ chưa bao giờ là yếu tố đảm bảo một hãng hàng không sẽ sinh lời.
Malaysia Airlines từng nhiều lần được Skytrax công nhận là hãng hàng không 5 sao, trong khi Thai Airways cũng đã là hãng hàng không 4 sao từ năm 1999. Tuy nhiên, cả hai ông lớn đều đang phải cúi mình khi hàng không giá rẻ đang nở rộ.
Tại thị trường Malaysia, hãng hàng không quốc gia nước này rơi vào thế khó từ khi AirAsia xuất hiện. Mô hình tối ưu hóa chi phí giúp hãng bay của tỷ phú Tony Fernandes đưa ra mức giá rẻ hơn nhiều lần so với Malaysia Airlines, giúp hãng nhanh chóng chiếm được thị phần.
Giai đoạn những năm 1997 là bước ngoặt quan trọng với Malaysia Airlines khi hãng gồng mình bước qua khủng hoảng tài chính châu Á và vấp phải sự cạnh tranh của hãng hàng không giá rẻ mới thành lập AirAsia.
Trong những năm từ 1997 tới 2001, Malaysia Airlines gần như lỗ liên tiếp. Hãng ghi nhận mức lỗ dao động từ 259 triệu đến 700 triệu ringgit mỗi năm. Chỉ trong giai đoạn 5 năm này, hãng đã lỗ lũy kế 2,4 tỷ ringgit.
Sau khi thực hiện cải tổ mạnh mẽ, Malaysia Airlines bắt đầu có lãi trở lại vào năm 2003. Tuy nhiên trong giai đoạn 2003-2013, các hãng hàng không giá rẻ tại Malaysia trỗi dậy mạnh mẽ khiến hãng hàng không quốc gia nhiều năm lỗ đậm, đỉnh điểm là vào năm 2011 với mức lỗ 2,52 tỷ ringgit.
Tình hình càng trở nên thê thảm hơn cho Malaysia Airlines vào năm 2014. Khi hãng đang vật lộn để cắt giảm chi phí nhằm cạnh tranh với làn sóng những hãng hàng không giá rẻ mới xuất hiện trong khu vực thì hai máy bay của hãng lại gặp nạn, một mất tích và một bị tên lửa bắn rơi.
Khủng hoảng đã khiến hãng bay này được bàn giao về cho Khazanah Nasional Berhad quản lý. Cơ quan này ngay lập tức bổ nhiệm lãnh đạo mới, sa thải hàng loạt nhân viên và thậm chí là bán bớt nhiều máy bay.
Đầu năm 2019, chính phủ Malaysia còn rao bán Malaysia Airlines cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của món hàng này là không đủ. Không ông lớn nào muốn mua hãng hàng không thua lỗ này.
Tình hình của Thai Airways cũng không khá hơn Malaysia Airlines là bao khi hãng hàng không quốc gia của Thái Lan đang gặp khó trong việc sinh lời giữa hàng chục hãng hàng không giá rẻ nội địa và khu vực.
Trong giai đoạn 2011-2018, hãng đã lỗ lũy kế gần 60 tỷ baht, tương đương gần 2 tỷ USD. Từ năm 2012 đến năm 2016, doanh thu của Thai Airways liên tục đi xuống.
Khi các đường bay nội địa Thái Lan đã rơi vào tay các hãng bay giá rẻ, Thai Airways buộc phải thành lập Thai Smile, hãng hàng không giá rẻ của riêng mình để giữ thị phần. Là hãng hàng không quốc gia nhưng Thai Airways chỉ còn 10 đường bay nội địa, con số rất khiêm tốn.
Tuy nhiên, không chỉ Thái Lan có thêm các hãng hàng không giá rẻ. Sức ép từ những AirAsia, Lion Air, Vietjet Air đã khiến Thai Airways phải thu mình giảm lỗ.
Truyền thông Thái Lan cuối tháng 10 năm nay đã đăng tải thông tin hãng đang cân nhắc hủy bỏ 6 đường bay tới 4 nước láng giềng Đông Nam Á, bao gồm các đường bay từ từ sân bay Suvarnabhumi Airport (Bangkok) tới Vientiane và Luang Prabang (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Yangon (Myanmar), Hà Nội và TP.HCM.
Tại Indonesia, hãng hàng không quốc gia cũng đã mất vị thế dẫn đầu thị trường vào tay hàng không giá rẻ kể từ năm 2000. Trước mốc thời gian này, Garuda Indonesia luôn là hãng hàng không có thị phần lớn nhất tại quốc gia vạn đảo.
Sự xuất hiện và lớn mạnh nhanh chóng của Lion Air đã khiến Garuda đánh mất vị thế của mình. Tới năm 2017, Lion Air dẫn đầu thị trường với 34% thị phần, trong khi Garuda chỉ nắm 20%.
Xu thế các hãng hàng không quốc gia hoạt động theo mô hình hàng không truyền thống thất thế trước các hãng bay giá rẻ cũng diễn ra tại nhiều thị trường hàng không trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Philippines, hãng hàng không quốc gia nước này nắm thị phần chỉ bằng một nửa Cebu Air, hãng bay giá rẻ đang nắm gần 70% thị phần.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng chia sẻ tại đại hội cổ đông gần nhất của hãng rằng hàng không giá rẻ đang là xu thế tất yếu của hàng không thế giới. "Nhiều hãng hàng không giá rẻ xuất hiện đòi hỏi Vietnam Airlines phải cải thiện dịch vụ để cạnh tranh tốt hơn", ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines chia sẻ với báo chí vào cuối năm 2018.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.