'Thảm họa' huỷ niêm yết: Dễ đi, khó về

Hải Đường - 30/07/2024 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng việc huỷ niêm yết cổ phiếu là cảnh báo để các doanh nghiệp phải có cuộc cải cách manh mẽ, nếu không có thể dẫn đến việc hạn chế giao dịch, hoặc huỷ tư cách công ty đại chúng.

Tháo chạy trước 'thảm họa'

Nửa đầu năm 2024, bên cạnh các “ông lớn” ồ ạt lên sàn, chuyển sàn thì không ít cổ phiếu đã rơi vào danh sách huỷ niêm yết bắt buộc.

Riêng trong tháng 5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã ra quyết định huỷ niêm yết đối với 4 cổ phiếu là POM của Công ty cổ phần Thép Pomina, QBS của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, SCD của Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương và APC của Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú.

Nguyên nhân huỷ niêm yết của các cổ phiếu này là kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu, chậm nộp báo cáo tài chính, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.

Mới đây, HoSE tiếp tục thông báo về việc huỷ niêm yết bắt buộc đối với 2 cổ phiếu là HNG của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai và HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình. Trong đó, HNG bị huỷ niêm yết vì kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, còn HBC có tổng lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ.

Sau các quyết định của HoSE, tâm lý lo lắng, hoảng loạn của nhà đầu tư đã gây nên làn sóng bán tháo cổ phiếu HNG và HBC ngay trong phiên 29/7, dư bán sàn hơn chục triệu cổ phiếu chỉ trong phiên sáng.

Giới chuyên gia cho rằng, sự hoảng loạn và tâm lý muốn tháo chạy khỏi các cổ phiếu rơi vào trường hợp huỷ niêm yết của nhà đầu tư là dễ hiểu vì rõ ràng tính rủi ro đã tăng lên.

Theo ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh KBSV, việc huỷ niêm yết không phải án tử của cổ phiếu, nhưng là tiếng chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải có cuộc cải cách mạnh mẽ, nếu không có thể dẫn đến việc hạn chế giao dịch, hoặc huỷ tư cách công ty đại chúng.

Ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh KBSV

Theo ông, câu chuyện thực tế đã xảy ra với nhiều cổ phiếu như PVX của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) và PXS của Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (UPCoM: PXS). Khoảng 2-3 năm sau khi bị huỷ niêm yết và rời sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), 2 cổ phiếu này rơi vào trường hợp bị hạn chế giao dịch và trở thành các cổ phiếu trà đá với thị giá chỉ vài nghìn đồng một cổ phiếu.

Hay như loạt cổ phiếu trong hệ sinh thái Tập đoàn FLC (FLC, HAI, AMD, KLF, GAB) đã rời sàn HoSE trong năm 2023 và giao dịch ở hệ thống UPCoM do vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin. Sau khi rời sàn, doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục được vi phạm nên cổ phiếu đều rơi vào trường hợp bị cảnh báo và/hoặc hạn chế giao dịch.

Chưa biết ngày nào trở lại, cổ đông thiệt hại lớn

Sau khi bị huỷ niêm yết, HNG và HBC sẽ chuyển sang giao dịch tại hệ thống UPCoM. Đây cũng là hướng đi của phần lớn doanh nghiệp sau khi nhận quyết định huỷ niêm yết tại HoSE hay HNX để đảm bảo giao dịch của các nhà đầu tư vẫn được thực hiện.

Trong khi một bộ phận nhà đầu tư khá e ngại việc cổ phiếu bị chuyển xuống hệ thống UPCoM, bằng chứng là làn sóng bán tháo cổ phiếu HNG và HBC trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, một bộ phận nhà đầu tư cho rằng biên độ giao dịch 15% sẽ đem đến nhiều cơ hội kiếm lời và “về bờ” hơn.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của chuyên gia, ông Nguyễn Đức Nhân cho rằng biên độ giao dịch 15% và tính thanh khoản thấp trên UPCoM sẽ đem đến nhiều rủi ro hơn là lợi nhuận cho nhà đầu tư. Về tính minh bạch, các công ty đại chúng giao dịch trên UPCoM sẽ ít có trách nhiệm theo quy định phải báo cáo và công bố thông tin hơn trên các sàn HoSE và HNX.

“Rõ ràng khi giao dịch ở UPCoM, tính minh bạch của công ty sẽ ít hơn. Các nhà đầu tư lớn đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức hay định chế tài chính sẽ hạn chế giao dịch cổ phiếu ở UPCoM, kể cả những doanh nghiệp tốt và tiềm năng. Điều này sẽ hạn chế việc tiếp cận với dòng tiền lớn của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đức Nhân cho biết.

Tuy nhiên, hệ thống UPCoM vẫn có nhiều doanh nghiệp tốt và có thể là cơ hội tốt cho nhà đầu tư như BSR, ACV, MCH, VGT, FOX,… Các cổ phiếu này được đánh giá là những ngôi sao trên hệ thống UPCoM và rất hứa hẹn trong thời gian tới.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, sau khi giao dịch tại hệ thống UPCoM 2 năm, nếu thoả mãn các điều kiện theo quy định, doanh nghiệp có thể chuyển sàn sang niêm yết tại HoSE hoặc HNX. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp dù đã giao dịch tại UPCoM nhiều năm, vẫn chưa thực hiện việc chuyển sàn này.

Ông Nguyễn Đức Nhân đã lý giải thực trạng này với nhiều nguyên nhân. “Có thể doanh nghiệp vẫn thiếu một số điều kiện bắt buộc theo quy định, hoặc do bản thân doanh nghiệp chưa muốn chuyển sàn, muốn giữ kín một số thông tin hoặc cảm thấy chưa đến thời điểm lộ diện. Các nguyên nhân khác có thể kể đến như chi phí vận hành và quản lý khi niêm yết lớn, trong khi nguồn lợi từ niêm yết lại chưa rõ ràng, hoặc không được doanh nghiệp đánh giá cao, chưa tương xứng với chi phí và công sức bỏ ra khi niêm yết”.

Đối với HNG và HBC, ban lãnh đạo của cả 2 doanh nghiệp đều cho rằng sẽ trở lại niêm yết HoSE ngay khi đủ điều kiện. Tuy nhiên, việc quay trở lại sàn HoSE và HNX sau khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết dường như là câu chuyện rất hiếm hoi trên thị trường chứng khoán. Đường trở lại còn mờ mịt hơn khi nhìn vào thực trạng của 2 DN này với thua lỗ trầm trọng, triển vọng nhiều rủi ro. Nhìn vào triển vọng khó về bờ mới thấy, cổ đông thiệt hại vô cùng lớn khi không may cổ phiếu bị hủy niêm yết.

Bị HoSE hủy niêm yết, Xây dựng Hòa Bình tính chuyển cổ phiếu HBC sang UpCom

Bị HoSE hủy niêm yết, Xây dựng Hòa Bình tính chuyển cổ phiếu HBC sang UpCom

Tài chính
(VNF) - Theo dự kiến gần 347,2 triệu cổ phiếu HBC sẽ chuyển sàn giao dịch từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) sang sàn UpCom thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Cùng chuyên mục
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ

Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ

(VNF) - Bà Lê Thị Hà Thành sẽ nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG trị giá khoảng 450 tỷ đồng từ Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng từ chồng là cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn.

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

(VNF) - Danh sách cổ đông được ACB công bố đợt này có 2 cá nhân và 3 tổ chức với tổng tỷ lệ sở hữu là 6,774% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn.

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

(VNF) - Theo Dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ là Tổ trưởng. Hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó.

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

(VNF) - Môi trường kinh doanh và triển vọng tại Trung Quốc dường như đã xấu đi trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, khi có tới 25% nhà đầu tư thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) cắt giảm đầu tư vào Bắc Kinh.

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

(VNF) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong tháng 8, tỉnh đã cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 108 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,21 triệu USD.

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

(VNF) - Chuỗi cà phê nổi tiếng Katinat đã thông báo trên trang fanpage chiến dịch ủng hộ miền Bắc ảnh hưởng lũ lụt bằng cách trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra từ ngày 12-30/9. Bài viết đã ghi nhận gần 23.000 bình luận và hơn 6.600 lượt chia sẻ.

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam ngày 7/9 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với khu vực miền Bắc nước ta. Nhằm đồng hành cùng các đơn vị trong giai đoạn khó khăn này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance sẽ triển khai chương trình hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

(VNF) - Trong bối cảnh bão lũ đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, cộng đồng doanh nghiệp đã có những hành động hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

(VNF) - Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết, những câu chuyện thú vị, ít người biết về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long mà sách vở hiện nay chưa khai thác nhiều.

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh, nhiều ngân hàng hôm nay hạ tới hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại một số ngân hàng đã xuống mức 24.700 đồng/USD.

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão  Yagi

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão Yagi

(VNF) - Nhà cửa tốc mái, cây xanh ngổn ngang, ki ốt đổ nát, tài sản hư hỏng…khung cảnh phố du lịch trung tâm Thị trấn Cát Bà, Hải Phòng bị xoáy nát trong 1 cái 'cối xay' khổng lồ 'siêu' bão Yagi