Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về Bắc Cực lần thứ 13 được tổ chức vào tuần trước tại St. Petersburg, ông Yevmenov đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và dứt khoát rằng Bắc Cực rất quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Nga.
“Cần phải mở rộng toàn diện tới thềm lục địa vượt ra ngoài biên giới của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý”, ông Yevmenov khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) phải có chức năng là “con đường giao thông vận tải quốc gia”.
NSR là tuyến đường biển nối Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với châu Âu qua Bắc Băng Dương, tránh Kênh đào Suez. Trong điều kiện khí hậu toàn cầu đang ngày càng nóng lên, tuyến đường này đang ngày càng trở nên quan trọng. NSR dự kiến sẽ mang lại cho Nga những lợi ích chiến lược và thương mại to lớn.
Theo ông Yevmenov, Mỹ và NATO đang tăng cường hoạt động quân sự ở Bắc Cực, điều mà ông coi là một cuộc xung đột tiềm tàng trong khu vực.
Hơn nữa, Đô đốc Yevmenov nhấn mạnh rằng hầu như tất cả các nước trong khu vực đã cập nhật các tài liệu mang tính học thuyết xác định các lợi ích quốc gia ưu tiên ở Bắc Cực. Theo ông, một số quốc gia coi hoạt động của Nga trong khu vực là thách thức chính đối với lợi ích của chính họ và có kế hoạch hạn chế ảnh hưởng của Nga.
Nơi cạnh tranh giữa các cường quốc
Cùng với Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Nga, Lực lượng Vũ trang Nga trong những năm qua đã tích cực nghiên cứu các nguồn tài nguyên dưới nước ở Bắc Cực. Theo Đô đốc Yevmenov, điều này bao gồm các khu vực như Lomonosov Ridge, Alpha-Medeleev Height, Cao nguyên Chutkota và Gakkel Ridge.
Phần lớn các khu vực dưới nước được đề cập nằm bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế của Nga và vẫn là lãnh thổ tranh chấp.
Nga từ lâu đã tuyên bố chủ quyền một vùng đáy biển rộng lớn dọc theo Lomonosov Ridge, nhưng Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn Thềm lục địa vẫn chưa hoàn thành đánh giá về các tuyên bố này.
Theo luật quốc tế, không nước nào hiện sở hữu Bắc Cực hay vùng Bắc Băng Dương bao quanh nó. Các quốc gia xung quanh Bắc Cực được giới hạn trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của họ.
Nga là quốc gia đầu tiên trình tuyên bố chủ quyền lên Liên hợp quốc vào năm 2002 nhưng bị tổ chức này gửi trả lại vì thiếu bằng chứng. Nước này tiếp tục đệ trình thêm 2 lần nữa vào năm 2015 và 2021 nhưng vẫn chưa được công nhận.
Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga hiện đang cố tìm cách khẳng định quyền tài phán với các khu vực ở Bắc Cực, nơi có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các khoáng chất như niken, bạch kim, palađi và các kim loại đất hiếm nằm dưới đáy đại dương và các vùng cực Bắc của các quốc gia xung quanh nó.
Theo các ước tính, Bắc Cực có khoảng 16% lượng dầu chưa được khai thác của thế giới và 30% lượng khí đốt chưa được phát hiện nằm dưới đáy đại dương.
Đối với vận chuyển thương mại, lợi thế tiềm tàng của các tuyến đường Tây Bắc và Đông Bắc là rất lớn. Do đó, những nước này đang tập trung vào “việc tiếp cận và sử dụng các hành lang giao thông toàn cầu mới nổi, tương lai của các tuyến dữ liệu qua cáp ngầm, các cơ hội đặt cơ sở vệ tinh ưu việt cho cả mục đích quân sự và khoa học, cũng như tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực”.
Khoảng 2,6 triệu thùng nhiên liệu hóa thạch được bơm ra khỏi Bắc Cực thuộc Nga và Canada mỗi ngày. Hiện Na Uy cũng đã bắt đầu thăm dò và sản xuất khoáng sản trên thềm lục địa mở rộng của mình.
Ngoài ra, một số quốc gia ở Bắc Cực và không ở Bắc Cực cũng đã tham gia thăm dò dầu khí, kim loại đất hiếm, đánh bắt cá và thậm chí là cả trồng trọt.
Xem thêm >> Từng tuyên bố 'ngừng phụ thuộc', nước châu Âu quay lại mua khí đốt Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.