Thắng lớn trên 'sân nhà' Đông Anh, Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh tiềm lực ra sao?

Nghi Xuân - 09/10/2024 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), Công ty cổ phần Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh trở thành nhà thầu "quen mặt" khi liên tiếp trúng nhiều gói thầu, với tổng giá trị lên tới hơn 600 tỷ đồng.

Thống kê trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia cho thấy trong vai trò nhà thầu độc lập và thành viên liên danh, Công ty cổ phần Tập đoàn HC đã trúng tổng cộng 44 gói thầu, với tổng giá trị trúng thầu là hơn 603 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 375 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh là 228 tỷ đồng.

Một vài gói thầu mà Công ty cổ phần Tập đoàn HC mới tham gia.

Mới đây nhất vào ngày đầu tháng 10, Công ty cổ phần Tập đoàn HC đã trúng gói thầu xây lắp do UBND xã Vân Nội mời thầu. Giá trúng thầu là 9,69 tỷ đồng.

Tháng 9/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn HC trúng gói thầu số 08 - thi công xây dựng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng mời thầu. Giá trúng thầu là hơn 5 tỷ đồng.

Tháng 8/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn HC cũng trúng gói thầu xây lắp do UBND xã Nguyên Khê mời thầu. Giá trúng thầu là 9,45 tỷ đồng.

Trong tháng 7/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn HC liên tiếp trúng 3 gói thầu, trong đó có 2 gói thầu thi công tại huyện Đông Anh do UBND xã Vân Hà và UBND xã Mai Lâm mời thầu, tổng giá trị trúng thầu là gần 24,5 tỷ đồng. Gói thầu còn lại do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và quản lý xây dựng DSC mời thầu, với giá trị trúng thầu là 5,4 tỷ đồng.

Một gói thầu khác do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và quản lý xây dựng DSC mời thầu cũng đã về tay của Công ty cổ phần Tập đoàn HC là gói thầu số 01 - thi công xây dựng công trình, với giá trị trúng thầu là 20,5 tỷ đồng.

Hay như hồi tháng 6/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn HC cũng đã trúng gói thầu số 09 - thi công hạng mục nhà tả mạc, hữu mạc do Công ty cổ phần Sông Hồng Thăng Long mời thầu, giá trúng thầu là 5,4 tỷ đồng...

Tiềm lực Tập đoàn HC của ông Nguyễn Văn Mạnh

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Tập đoàn HC tiền thân là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương mại HC, được thành lập vào tháng 3/2009, trụ sở hiện đóng tại số 183 - 185, tổ 3, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn HC.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương mại HC ban đầu có vốn điều lệ là 9,8 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập bao gồm: Nguyễn Văn Mạnh góp 6,762 tỷ đồng, sở hữu 69% cổ phần; Nguyễn Ngọc Thanh góp 2,94 tỷ đồng, sở hữu 30% cổ phần; Nguyễn Phương Trung góp 98 triệu đồng, sở hữu 1% cổ phần còn lại.

Tháng 6/2020, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương mại HC tiến hành nâng vốn điều lệ từ mức 9,8 tỷ đồng ban đầu lên thành 20 tỷ đồng. Rồi tiếp tục nâng lên mức 220 tỷ đồng vào tháng 3/2022.

Từ tháng 5/2022, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương mại HC chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn HC. Thời điểm đổi tên, tổng số lao động đăng ký thuế của doanh nghiệp này là 6 người.

Sau khi đổi tên được 1 năm (tháng 6/2023), Công ty cổ phần Tập đoàn HC lại điều chỉnh giảm vốn điều lệ về mức 20 tỷ đồng.

Hiện ông Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1976, trú tại xã Nguyên Khuê, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn HC.

Liên quan đến hoạt động tín dụng, vào tháng 5 mới đây tại MBBank Mỹ Đình, Công ty cổ phần Tập đoàn HC đã thế chấp toàn bộ hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là nguyên vật liệu, vật tư phục vụ hoạt động thi công xây lắp công trình như cát, sỏi, đá, xi măng, thép... phục vụ hoạt động đã, đang và sẽ hình thành từ phương án được MB cấp tín dụng.

Hồi tháng 12/2023, Công ty cổ phần Tập đoàn HC sử dụng quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xây lắp đã ký với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh làm tài sản bảo đảm tại MBBank Mỹ Đình.

Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và quyền đòi toàn bộ khoản nợ/khoản thanh toán cũng là những tài sản liên tục được Công ty cổ phần Tập đoàn HC dùng làm tài sản bảo đảm cho các hợp đồng tại các tổ chức tín dụng khác trong những năm gần đây.

Cùng chuyên mục
Thu ngân sách giáo dục vượt 34% kế hoạch nhờ các cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành

Thu ngân sách giáo dục vượt 34% kế hoạch nhờ các cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành

(VNF) - Thu ngân sách giáo dục năm 2024 vượt 34% so với kế hoạch nhờ nguồn thu bộ, ngành tăng trưởng tương đối nhanh. Ở chiều ngược lại, chi ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho địa phương, còn ngân sách trung ương (do các bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý và sử dụng) chỉ chiếm 9,54%.

Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

(VNF) - Mathieu Flamini, cựu cầu thủ của Arsenal hiện sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ USD.

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

(VNF) - Chuyên gia VinaCapital cho rằng Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường mới nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026.

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

(VNF) - Dự án nhà máy Dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng tại Cụm công nghiệp Thái Thắng có tổng mức đầu tư trên 1.090 tỷ đồng do Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited thuộc Tập đoàn Nam Ích (Hồng Kông) làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng là đơn vị tổng thầu thi công.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

(VNF) - Tạp chí Fortune đã phát hành danh sách những Phụ nữ Quyền lực nhất châu Á 2024, dẫn đầu là bà Grace Wang, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành nhà sản xuất Luxshare - một trong những đối thủ của Foxconn tại Trung Quốc. Đáng chú ý, trong danh sách có 3 nữ doanh nhân của Việt Nam.

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

(VNF) - Những cây cầu bắc qua sông Hồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển hạ tầng và lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Những công trình này giúp kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực.

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

(VNF) - Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ chính thức áp dụng. Theo đó, EU sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này. Mức thuế dựa trên độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Bita's: Thương hiệu 'Hàng Việt Nam chất lượng cao' nợ thuế gần 8 tỷ đồng

Bita's: Thương hiệu 'Hàng Việt Nam chất lượng cao' nợ thuế gần 8 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tân, đơn vị sản xuất giày dép với thương hiệu BITA’S bị nêu tên do nợ thuế 7,9 tỷ đồng.