SpaceX của Elon Musk nhận quyết định thí điểm Internet vệ tinh tại Việt Nam
(VNF) - SpaceX được thí điểm kinh doanh Internet vệ tinh tại Việt Nam trong thời hạn 5 năm, với số lượng thuê bao không vượt quá 600.000.
Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Đây không chỉ là kết quả của những tiến bộ về mặt công nghệ, mà còn là sự chuyển dịch để mang đến sự minh bạch trong chi tiêu giao dịch, đáp ứng nhu cầu thanh toán hiệu quả cho các cá nhân tổ chức; đồng thời, cũng mở ra những cơ hội tiềm năng để cả thị trường tăng trưởng và phát triển nhiều dịch vụ mới trong một nền kinh tế số – nơi tất cả các lĩnh vực dựa trên công nghệ và kỹ thuật số, trong đó tài chính số đóng vai trò mạch máu. Thanh toán kỹ thuật số cũng là phương thức giúp Nhà nước dễ dàng quản lý, giám sát, thúc đẩy đổi mới toàn bộ nền kinh tế, từ đó cho phép nỗ lực số hóa kinh tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và bền vững hơn.
Xung quanh vấn đề này, Đầu tư Tài chính có cuộc trao đổi với ông Safdar Khan, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Mastercard, về tốc độ tăng trưởng và tiềm năng của thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.
- Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang định hình nền kinh tế tại Việt Nam, theo ông, việc phát triển thanh toán số của Việt Nam đang ở vị thế ra sao so với các quốc gia khác?
Ông Safdar Khan: Người dân Việt Nam có xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán kỹ thuật số từ trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Kể từ đó, người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi thói quen và chuyển sang các sản phẩm ưu tiên kỹ thuật số, cho thấy sự cởi mở và sẵn sàng đón nhận những công nghệ thanh toán mới.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam đã ghi nhận 11 tỷ giao dịch không dùng tiền mặt trong năm 2023, tăng 50% so với năm 2022. Đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán cá nhân đã vượt mốc 182 triệu, tăng 21,8% so với năm trước. Tính tới tháng 4 năm 2024, khoảng 77,41% người trưởng thành tại Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng, cùng với hơn 35 triệu tài khoản thanh toán. Trong 7 tháng năm 2024, xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được ghi nhận. Các giao dịch không dùng tiền mặt tăng 58,44% về số lượng và 35,13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Việt Nam, từ các dịch vụ công như bệnh viện, giáo dục, đến các nhà bán lẻ như quán ăn lớn nhỏ hay chợ dân sinh, giao dịch qua tài khoản đã trở thành phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất. Tính đến cuối tháng 1 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận thị trường có 554.580 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, tăng hơn 32,68% so với cùng kỳ năm 2023.
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ này, Việt Nam đã vượt qua Philippines, Thái Lan, Singapore và Indonesia, trở thành quốc gia có tỷ lệ chuyển đổi sang thanh toán kỹ thuật số cao nhất khu vực Đông Nam Á. Là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng lớn để thanh toán kỹ thuật số tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thậm chí có thể vượt qua Singapore và Malaysia.
Dẫu vậy, vẫn còn nhiều dư địa để Việt Nam tăng trưởng. Hiện chỉ khoảng ¼ dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng và vẫn còn nhiều người chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng số hoặc thanh toán số. Trong khi đó, thanh toán tiền mặt vẫn đóng vai trò quan trọng, chiếm 47% trị giá giao dịch tại các điểm bán (POS), xếp thứ ba trong khu vực, chỉ đứng sau Thái Lan (56%) và Nhật Bản (51%).
- Với những dư địa như đã nói ở trên, Mastercard sẽ tận dụng cơ hội này bằng các dịch vụ và dự định trong thời gian tới ra sao thưa ông?
Ông Safdar Khan: Mastercard đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác ngân hàng và phi ngân hàng để giới thiệu các giải pháp phù hợp với xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật, như thanh toán không tiếp xúc và ví điện tử.
Ví dụ, gần đây Mastercard đã hợp tác với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 9 ngân hàng nội địa để ra mắt thẻ đồng thương hiệu NAPAS – Mastercard đầu tiên tại Việt Nam. Với tính năng thanh toán không tiếp xúc sẽ cho phép chủ thẻ NAPAS thanh toán trực tuyến và tại mạng lưới chấp nhận thanh toán rộng lớn của Mastercard một cách liền mạch. Giải pháp mới này không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng mà còn hỗ trợ xu hướng du lịch quốc tế ngày càng phổ biến của người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, vẫn tồn tại xu hướng phụ thuộc vào tiền mặt cho các nhu cầu hàng ngày và các giao dịch có giá trị thấp. Nhiều người dân thiếu kiến thức tài chính và chưa hiểu biết về cách thức hoạt động của thanh toán kỹ thuật số. Tình trạng này có thể làm dấy lên sự lo ngại của người dân về an toàn và bảo mật, đồng thời cản trở quá trình chuyển đổi sang các phương thức thanh toán số.
Chính vì vậy, Mastercard đang đầu tư mạnh mẽ vào an ninh mạng và phòng chống gian lận để giúp bảo vệ hệ sinh thái thanh toán trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các giao dịch thanh toán trở nên bảo mật an toàn, đơn giản, thông minh và dễ tiếp cận với tất cả mọi người, qua đó thúc đẩy việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số trên toàn quốc.
Mastercard cũng đang hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam thanh toán, nhận thanh toán, tiếp cận nguồn vốn và số hóa hoạt động một cách an toàn, bảo mật. Thông qua các giải pháp với chi phí hợp lý hợp lý như Tap on Phone và Mastercard QR - giải pháp biến điện thoại thông minh thành thiết bị điểm bán hàng (POS) di động, chúng tôi đang giúp các doanh nghiệp hòa nhập liền mạch vào nền kinh tế số.
Trong tương lai, Mastercard sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới bằng cách đầu tư vào các công nghệ như AI và blockchain để nâng cao trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số. Chúng tôi cam kết mở rộng quan hệ hợp tác với chính phủ, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam nhằm xây dựng một hệ sinh thái thanh toán số mạnh mẽ, hỗ trợ nền kinh tế số và sự phát triển bền vững của Việt Nam.
- Được biết Mastercard cũng đang tích cực thúc đẩy các giải pháp thanh toán kỹ thuật số cho giao thông công cộng tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ một số kết quả ban đầu?
Ông Safdar Khan: Mastercard cam kết cách mạng hóa giao thông đô thị trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua. Chúng tôi xem đây là một trụ cột chính trong việc thúc đẩy nền kinh tế số. Với hàng tỷ giao dịch được xử lý mỗi năm trên mạng lưới toàn cầu, Mastercard tận dụng chuyên môn, đổi mới công nghệ và các mối quan hệ đối tác để phát triển những giải pháp di chuyển an toàn, liền mạch và có khả năng mở rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành phố và cư dân.
Tại Việt Nam, Mastercard đồng hành cùng chính phủ trong tầm nhìn xây dựng một xã hội không dùng tiền mặt và thúc đẩy số hóa hạ tầng công cộng. Cách tiếp cận của chúng tôi tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái giao thông tích hợp và hướng tới tương lai, nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dân và hỗ trợ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của đất nước.
Vào tháng 6/2023, Mastercard đã hợp tác cùng Vietbank và Vidiva triển khai hệ thống thanh toán không tiếp xúc trên mạng lưới xe buýt công cộng tại TP. HCM, cho phép hành khách thanh toán dễ dàng thông qua thẻ Mastercard vật lý hoặc thẻ tích hợp trên ví điện tử Ting. Dự án thử nghiệm này đánh dấu bước chuyển đổi từ hình thức thanh toán tiền mặt truyền thống sang một trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch hơn, vừa giảm thời gian chờ đợi vừa nâng cao khả năng tiếp cận trong hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi giao thông đô thị tại Việt Nam.
Đặc biệt, mới đây Mastercard đã hợp tác với Công ty Đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 (HURC1) để triển khai giải pháp thanh toán tích hợp trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố. Dự án ra mắt vào tháng 12/2024 sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố thông qua việc cho phép chấp nhận thanh toán kỹ thuật số an toàn trên toàn bộ mạng lưới. Không chỉ dừng lại ở thanh toán, Mastercard còn mang đến một bộ giải pháp toàn diện, từ công nghệ, dữ liệu đến đổi mới, giúp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao trải nghiệm cho hành khách.
Với tầm nhìn dài hạn, Mastercard tập trung phát triển các giải pháp bền vững và có thể mở rộng quy mô, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy quá trình số hóa không chỉ trong lĩnh vực giao thông mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Cùng với sự đồng hành chặt chẽ của các đối tác tại Việt Nam, chúng tôi tự tin rằng những nỗ lực này sẽ tạo nên các bước tiến đột phá, góp phần định hình một tương lai thông minh, hiện đại và kết nối hơn.
- Tại sao Mastercard lựa chọn triển khai hệ thống thanh toán mở cho xe buýt và đường sắt đô thị tại TP. HCM?
Ông Safdar Khan: Hướng tới tương lai, giao thông đô thị có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam, mở cửa đến với nền kinh tế số toàn diện. Thông qua việc tích hợp các hệ thống thanh toán an toàn và có khả năng mở rộng quy mô vào mạng lưới giao thông công cộng, Mastercard không chỉ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hạ tầng mà còn khuyến khích người dân sử dụng thanh toán kỹ thuật số hàng ngày. Nhờ đó, đặt nền móng cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ mới, như các giải pháp thanh toán mở (open-loop) và thanh toán không tiếp xúc, từ đó lan tỏa sang các lĩnh vực khác như bán lẻ và dịch vụ.
Giao thông đô thị vì thế giữ vai trò then chốt trong việc đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa xã hội không dùng tiền mặt, tạo đà cho một nền kinh tế số kết nối và toàn diện hơn. Bằng cách tích hợp thanh toán kỹ thuật số vào giao thông, chúng tôi đang góp phần mở đường cho những đổi mới công nghệ lớn hơn, đồng thời ủng hộ tầm nhìn của chính phủ về một xã hội thông minh, không tiền mặt.
Cuối cùng, khi thanh toán kỹ thuật số trở thành tiêu chuẩn trong giao thông đô thị, chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến hiệu ứng lan tỏa tích cực trên nhiều lĩnh vực khác, đóng góp vào sự phát triển của một nền kinh tế số toàn diện và liên kết hơn.
- Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế số, ông kỳ vọng các giải pháp thanh toán kỹ thuật số của Mastercard sẽ đóng góp như thế nào vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế số Việt Nam?
Ông Safdar Khan: Mastercard đóng góp vào hành trình chuyển đổi số của Việt Nam thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ, và chuyên môn nhằm xây dựng một hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số an toàn và toàn diện.
Mastercard xác định an toàn và bảo mật là một trong những rào cản chính đối với việc chấp nhận thanh toán kỹ thuật số. Vì vậy, chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp công nghệ để đảm bảo các khách hàng và người dùng có thể an tâm trải nghiệm sự tiện lợi của thanh toán kỹ thuật số. Chẳng hạn, chúng tôi đã phát triển Decision Intelligence, một giải pháp phát hiện gian lận dựa trên trí tuệ nhân tạo, giúp đo lường rủi ro giao dịch và tăng độ chính xác trong việc phê duyệt thanh toán. Người tiêu dùng còn được hưởng lợi từ NuDetect của Mastercard, một công nghệ sử dụng học máy để phân tích “sinh trắc học thụ động” nhằm dự đoán và ngăn chặn gian lận trực tuyến mà không làm gián đoạn trải nghiệm giao dịch.
Từ năm 2018, Mastercard đã đầu tư 7 tỷ USD vào an ninh mạng và góp phần ra mắt hơn 20 công ty khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực này. Gần đây, chúng tôi cũng đã bắt đầu triển khai công nghệ AI tạo sinh mới với khả năng quét một nghìn tỷ điểm dữ liệu để dự đoán liệu giao dịch có khả năng là hợp lệ hay không.
Mastercard hợp tác với các ngân hàng truyền thống, công ty fintech, và các đối tác để giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Tại Việt Nam, Mastercard đã hợp tác với SmartPay để triển khai chấp nhận mã QR Mastercard trên toàn bộ mạng lưới doanh nghiệp đăng ký của SmartPay, hỗ trợ 600.000 MSME nâng cao năng lực chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.
Ngoài ra tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ chiếm 20% tổng số SME. Do đó, Mastercard đã phối hợp với CARE International để phát triển các giải pháp tài chính được thiết kế riêng cho phụ nữ và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho nữ doanh nhân. Tính đến nay, chúng tôi đã vượt mục tiêu hỗ trợ 25 triệu nữ doanh nhân, với con số đạt được là 27 triệu người trên toàn cầu.
(VNF) - SpaceX được thí điểm kinh doanh Internet vệ tinh tại Việt Nam trong thời hạn 5 năm, với số lượng thuê bao không vượt quá 600.000.
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng việc giao dịch tài sản số hứa hẹn sẽ mở ra một kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp bên cạnh tài sản tài chính truyền thống.
(VNF) - iPhone cũ đang "gây bão" trên thị trường Việt. Với mức giá giảm mạnh, nhiều người dùng sẵn sàng chọn những chiếc iPhone đời cũ để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn sở hữu sản phẩm chất lượng.
(VNF) - Những "người bạn tỷ phú" của Tổng thống Mỹ Donald Trump bốc hơi hàng chục tỷ USD vì cuộc chiến thuế quan đang nổ ra. Trong đó, ông chủ Meta Mark Zuckerberg là người thua lỗ nhiều nhất, tiếp theo là tỷ phú Jeff Bezos và Elon Musk.
(VNF) - Sau một thập kỷ, xu hướng smartphone siêu mỏng bất ngờ quay lại. Các hãng như Samsung, Apple và OPPO đang tập trung vào thiết kế, đặt cược vào những chiếc điện thoại mỏng nhẹ thu hút người dùng.
(VNF) - Nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), một loạt nhân vật trong giới công nghệ đã lần đầu tiên góp mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes năm 2025. Trong đó có nhà sáng lập DeepSeek, CEO của Alphabet, 4 giám đốc điều hành của CoreWeave và nhiều doanh nhân khác.
(VNF) - Vấn nạn lộ lọt dữ liệu tăng mạnh ở Việt Nam với 14,5 triệu tài khoản bị rò rỉ, chiếm 12% số lượng trên toàn cầu. Nhiều thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp bị rao bán rộng rãi trên các nền tảng mạng.
(VNF) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là IPO, đóng vai trò quan trọng giúp startup công nghệ mở rộng quy mô. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con đường này vẫn gặp nhiều rào cản từ chính sách.
(VNF) - Theo báo cáo của Streamlabs & Stream Hatchet, ngành livestream toàn cầu đã tăng trưởng 99% chỉ trong 1 năm (2019-2020), dự kiến đạt tổng doanh thu hơn 180 tỷ USD vào năm 2027. Tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng có 2,5 triệu phiên livestream, doanh số bán hàng lên đến 25.300 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Điều này cho thấy livestream không chỉ là một hình thức giải trí mà còn trở thành một ngành kinh doanh đầy tiềm năng.
(VNF) - Bằng việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kỳ vọng sẽ đi tắt đón đầu, đưa tỉnh trở thành trung tâm đào tạo về Blockchain hàng đầu tại Việt Nam.
(VNF) - Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng phí và giảm ưu đãi, khiến người bán gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Họ lo ngại về việc mất khách và giá cả sản phẩm tăng cao.
(VNF) - Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, khung pháp lý cho tài sản số cần được xây dựng theo hướng minh bạch, linh hoạt và phù hợp với xu hướng quốc tế, nhằm vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.
(VNF) - Những năm gần đây, hình thức kiếm tiền online (MMO - Make Money Online) đã trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội chính đáng, không ít cá nhân và tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mới để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trong MMO. Nếu không cẩn thận, người tham gia có thể mất trắng số tiền mình đầu tư.
(VNF) - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service) là công ty công nghệ về dịch vụ khách hàng.
(VNF) - Ngày 26/3, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ ra mắt bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.
(VNF) - MMO (Make Money Online) không chỉ là xu hướng kiếm tiền thời đại số mà còn là cơ hội để tạo dựng thu nhập bền vững. Tuy nhiên, với hàng loạt hình thức khác nhau, người mới rất dễ bị lạc lối hoặc mắc phải những sai lầm khiến công sức đổ sông đổ bể.
(VNF) - Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh được phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Starlink) tại Việt Nam.
(VNF) - Starlink, dự án Internet vệ tinh của SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập, sắp được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong việc mở rộng hạ tầng viễn thông, giúp cải thiện khả năng kết nối Internet ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, SpaceX cũng đang lên kế hoạch đầu tư mạnh vào Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này.
(VNF) - Ngày 26/3, Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây là hoạt động mới nhất của nhà mạng này sau khi được chuyển về Bộ Công an.
(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.
(VNF) - Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã mở đường cho rất nhiều công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, giới công nghệ và kinh doanh dựa trên blockchain đang kỳ vọng đây sẽ là bước đột phá chính sách để đưa công nghệ này bùng nổ.
(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%
(VNF) - Huawei vừa ra mắt dòng điện thoại thông minh Pura X với trợ lý AI tiên tiến được nâng cấp bởi DeepSeek, có khả năng tương tác theo cảm xúc và nhận diện tâm trạng người dùng. Thiết bị này chạy hoàn toàn trên hệ điều hành HarmonyOS Next, đánh dấu bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào hệ điều hành Android của phương Tây.
(VNF) - Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (Đinh Thiện Lý) đã xuất sắc giành tấm vé mơ ước để tham dự Giải Vô địch Thế giới - VEX Robotics World Championship 2025 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
(VNF) - SpaceX được thí điểm kinh doanh Internet vệ tinh tại Việt Nam trong thời hạn 5 năm, với số lượng thuê bao không vượt quá 600.000.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.