Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới sáng 3/9, toàn thế giới hiện có 609 triệu ca Covid-19, trong đó có 585 triệu ca nhiễm đã được công bố khỏi bệnh, chiếm 99% tổng số ca, và 6,5 triệu ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm hơn 480.000 ca nhiễm mới, trong đó, châu Á đứng đầu với 311.551 ca, theo sau là châu Âu với 113.821 ca.
Trong vòng 7 ngày qua, toàn thế giới ghi nhận 4,1 triệu ca nhiễm, trong đó Nhật Bản vẫn dẫn đầu với hơn 1,1 triệu ca nhiệm, theo sau là Hàn Quốc (614.000 ca) và Mỹ (532.000 ca).
Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác, trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76 là các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc, có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.
Ngày 2/9, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đưa ra cảnh báo về một biến thể hoàn toàn mới của virus SARS-CoV-2 có thể nổi lên trong mùa Đông này, trong bối cảnh các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị triển khai đợt tiêm mũi tăng cường nhằm ngăn ngừa làn sóng Covid-19 mới vào cuối năm nay.
Cùng ngày, thông tin từ phía Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 2 loại vaccine đầu tiên tại EU được điều chỉnh để phòng ngừa những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Trước đó, EMA hôm 1/9 đã hoàn tất quy trình xem xét và đồng ý cho phép sử dụng vaccine của BioNTech/Pfizer và Mordena được điều chỉnh phù hợp để chống dòng phụ BA.1 phát sinh từ biến thể Omicron.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng đưa ra khuyến nghị sử dụng làm mũi tăng cường 2 loại vaccine mới của hãng BioNTech/Pfizer và Mordena được điều chỉnh nhằm chống các biến thể của Omicron.
Từ ngày 1/9, thành phố Thành Đô, Tây Nam Trung Quốc, sẽ thực hiện lệnh giãn cách xã hội trong bối cảnh nhà chức trách đang nỗ lực dập tắt ổ dịch Covid -19 mới bùng phát tại đây. Thành phố 21 triệu dân sẽ được giới chức cho xét nghiệm diện rộng trong vòng 4 ngày để khoanh vùng ổ dịch.
Còn tại Đài Loan, Cơ quan giám sát dịch bệnh đã cảnh báo nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm mới trên đảo này sau khi ghi nhận 3 ngày liên tiếp số ca nhiễm mới vượt 30.000 ca/ngày. Đến nay, hòn đảo này đã ghi nhận tổng cộng hơn 5,37 triệu ca mắc Covid-19.
Ngày 2/9, các bộ trưởng tài chính từ nhóm các nước G7, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp, Ý và Vương quốc Anh - cho biết họ sẽ cấm cung cấp “các dịch vụ cho phép vận chuyển hàng hải dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có xuất xứ từ Nga trên toàn cầu trên giới hạn giá”.
Việc cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hải do phương Tây thống trị, bao gồm bảo hiểm và tài chính, sẽ chỉ được phép nếu hàng hóa dầu của Nga được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá "được xác định bởi liên minh rộng rãi các nước tuân thủ và thực hiện giới hạn giá", trích lời các bộ trưởng tại cuộc họp ngày 2/9.
Việc thực thi giới hạn giá sẽ chủ yếu dựa vào việc từ chối bảo hiểm vận chuyển do London làm trung gian, bảo hiểm cho khoảng 95% đội tàu chở dầu trên thế giới và tài trợ cho hàng hóa có giá cao hơn giới hạn.
Các chi tiết chính, bao gồm mức giá trần cho mỗi thùng sẽ được xác định sau "dựa trên một loạt các yếu tố đầu vào kỹ thuật" sẽ được liên minh các nước thực hiện.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết liên minh sẽ đặt ra 1 giới hạn giá với dầu thô của Nga và 2 giới hạn khác đối với các sản phẩm dầu mỏ, chứ không phải chiết khấu theo giá thị trường toàn cầu. Giới hạn sẽ được xem xét lại khi cần thiết.
Các bộ trưởng G7 cho biết sẽ làm việc để hoàn thiện các chi tiết trước khi ra mắt vào ngày 5/12, khi các lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực.
Quyết định của nhóm G7 nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ phía Ukraine, trong khi bị Moscow phản ứng gay gắt.
“Các quốc gia áp đặt giới hạn giá sẽ không nằm trong số những nước nhận dầu của Nga. Chúng tôi chỉ đơn giản là sẽ không hợp tác với họ theo các nguyên tắc phi thị trường", phát ngôn viên Dmitry Peskov nói với các phóng viên tối 2/9.
Theo kế hoạch được thông báo trước đó từ doanh nghiệp năng lượng Nga Gazprom, bắt đầu từ 01:00 GMT ngày 31/8, đường ống dẫn khí từ Nga sang Đức Nord Stream 1 (dòng chảy phương Bắc) đã dừng hoạt động kể thực hiện quá trình bảo trì. Dự kiến, đường ống sẽ hoạt động lại vào lúc 01:00 ngày 3/9.
Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất từ Gazprom, do quá trình bảo trì phát hiện sự cố rò rỉ tại 1 tuabin bơm khí chính, đường ống dẫn khí sẽ không thể hoạt động lại theo đúng lịch trình mà phải chờ khắc phục xong sự cố. Gazprom cũng không đưa ra không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho việc khởi động lại Dòng chảy phương Bắc.
Động thái của Moscow diễn ra sau khi tin tức G7 quyết định áp giá trần với dầu Nga được công bố, khiến nỗi lo nguồn cung khí đốt của châu Âu, vốn đang căng thẳng, ngày càng trầm trọng.
Trước đó, việc Gazprom giảm lượng cung cấp qua Nord Stream từ tháng 6-7, cùng việc giảm lượng khí đốt qua Ukraine, một tuyến đường chính khác, đã khiến các quốc gia châu Âu phải vật lộn để nạp đầy các thùng chứa cho mùa đông và khiến nhiều quốc gia phải khởi động các kế hoạch khẩn cấp có thể dẫn đến phân bổ năng lượng và gây ra lo ngại về suy thoái.
Trước tuyên bố từ phía Gazprom, Brussels cho rằng đây là cái cớ và Nga đang sử dụng khí đốt như một vũ khí kinh tế để trả đũa các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Theo Siemens Energy, công ty thường cung cấp dịch vụ tuabin Nord Stream 1, cho biết sự cố rò rỉ như vậy không thể ngăn đường ống hoạt động. Hơn nữa, tại trạm máy nén Portovaya, nơi sự cố rò rỉ được phát hiện, có các tuabin thay thế khác để đảm bảo đường ống có thể tiếp tục hoạt động.
Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Eric Mamer thì cho rằng Gazprom đã hành động với "lý do ngụy biện" để đóng cửa Nord Stream 1.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU nên áp đặt giới hạn giá đối với đường ống dẫn khí đốt của Nga để ngăn chặn “nỗ lực” thao túng thị trường của Tổng thống Vladimir Putin.
Ngày 2/9, chính quyền Tổng thống Biden đã thông qua lô vũ khí bán cho Đài Loan (Trung Quốc) trị giá 1,1 tỷ USD, bao gồm tên lửa 60 tên lửa chống hạm Harpoon và 100 tên lửa không đối không Sidewinder, theo Reuters.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DCSA) cho biết việc bán tên lửa Harpoon Block II và các thiết bị liên quan cho Đài Loan với giá trị ước tính 355 triệu USD đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo và thúc đẩy lợi ích an ninh của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê duyệt việc bán tên lửa Sidewinder Block II và các thiết bị liên quan với giá ước tính 85,6 triệu USD, theo DSCA. Ngoài ra, 665,4 triệu USD hỗ trợ Chương trình Radar Giám sát và thiết bị cũng đã được phê duyệt.
Lầu Năm Góc đã công bố gói này vào thời điểm Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự tích cực xung quanh Đài Loan sau chuyến thăm hòn đảo này vào tháng trước của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Bắc trong nhiều năm.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết gói này đã được xem xét trong một thời gian và được phát triển với sự tham vấn của các nhà lập pháp Đài Loan và Mỹ.
Trước động thái mới từ Mỹ, ông Liu Pengyu, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, cho biết trong một tuyên bố rằng việc bán vũ khí có thể "gây nguy hiểm nghiêm trọng cho mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ và hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan".
“Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó hợp pháp và cần thiết trước diễn biến tình hình”. Ông Liu nói. Trung Quốc cũng đã yêu cầu Mỹ "thu hồi ngay lập tức" gói vũ khí bán cho Đài Loan.
Ngày 3/9, truyền thông nước ngoài đưa tin cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, người đã bỏ trốn khỏi đất nước vào tháng 7 sau khi hàng chục nghìn người biểu tình xông vào nhà và văn phòng của ông để thể hiện sự tức giận về cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước, đã trở về nước sau 7 tuần.
Trước đó, ngày 9/7, nhà lãnh đạo bị lật đổ, vợ và hai vệ sĩ của ông đã rời đất nước trên một máy bay của lực lượng không quân đến Maldives, trước khi đến Singapore, nơi ông chính thức gửi đơn từ chức vào ngày 13/7. Ông cũng tới Thái Lan và ở lại tuần sau đó.
Theo The Guardian, ông Rajapaksa đã bay từ Bangkok và hạ cánh tại sân bay quốc tế Bandaranaike của Colombo vào sáng sớm 3/9. Sau khi được chào đón bởi các nhà lập pháp, ông Rajapaksa rời sân bay trong một đoàn xe được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các binh sĩ có vũ trang.
Các nguồn tin thân cận với cựu tổng thống nói rằng ông sẽ chuyển đến một dinh thự chính thức ở Colombo và có một đội an ninh được tăng cường. Theo các chuyên gia chính trị, ông Rajapaksa và gia đình vẫn sẽ được hưởng sự bảo vệ đặc biệt và quyền an ninh tương đương cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Sự trở lại của cựu Tổng thống cho thấy Tổng thống kế nhiệm Ranil Wickremesinghe, trước đây là Thủ tướng Sri Lanka, tự tin sẽ duy trì trật tự sau khi trấn áp phong trào biểu tình đổ lỗi cho ông Rajapaksa về những sai lầm chính sách gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của đất nước kể từ khi độc lập.
Xem thêm >> Nga hoãn mở lại Nord Stream 1, châu Âu ‘sốt vó’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.