'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 16/2 thông báo đã ghi nhận thêm 139 ca tử vong vì virus corona chủng mới (Covid-19) tại đây. Hồ Bắc cũng thông báo về 1.843 ca xác nhận nhiễm mới, với 1.548 ca từ thủ phủ Vũ Hán, điểm xuất phát của mầm bệnh hồi tháng 12 năm ngoái.
Con số trên đã nâng tổng số người chết vì virus Covid-19 lên 1.596 ở Hồ Bắc, và số người nhiễm bệnh tăng lên 56.249 tại tỉnh tâm dịch này.
Trên toàn đại lục, tính tới hết ngày 15/2, Trung Quốc có tổng cộng 1.662 ca tử vong và 68.336 ca nhiễm virus corona.
Bên ngoài Trung Quốc, số ca tử vong vì virus corona chủng mới là 4 ca tính đến ngày 15/2, trong đó có một trường hợp tử vong tại Pháp ngày hôm qua.
Cùng với sự tăng nhanh của các ca nhiễm virus Covid-19, số nhân viên y tế dương tính với loại virus chết người này cũng không ngừng tăng lên. Tính tới ngày 11/2, Trung Quốc ghi nhận 1.716 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, điều dưỡng) nhiễm virus Covid-19, 6 người đã tử vong.
Các chuyên gia y tế nhận định, thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lực ứng phó dịch mà còn cho thấy Covid-19 có thể dễ dàng lây nhiễm thế nào.
Chính quyền Vũ Hán cũng thừa nhận sự thiếu hụt về nguồn lực y tế trong quá trình điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona, như khẩu trang chuyên dụng N95, kính bảo hộ và đồ bảo hộ.
Ngày 13/2, Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đưa ra 16 cáo buộc nhằm vào tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc), trong đó có lừa đảo và âm mưu đánh cắp bí mật kinh doanh.
Theo DoJ, Huawei và một số công ty con đã lợi dụng những thỏa thuận bí mật với một số công ty Mỹ để đánh cắp tài sản trí tuệ của những doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, Huawei cũng bị buộc tội lừa dối các điều tra viên liên bang, cản trở cuộc điều tra về những hoạt động của tập đoàn này.
Cũng theo tuyên bố của DoJ, Huawei được cho là đã đưa ra chính sách thưởng cho bất cứ nhân viên nào sở hữu được thông tin bí mật từ các công ty đối thủ.
Động thái mới nhất của Mỹ được thực hiện trong bối cảnh Washington đang nỗ lực trong việc vận động và thuyết phục các đồng minh và đối tác không sử dụng công nghệ của Huawei để phát triển mạng lới 5G vì quan ngại về rủi ro an ninh. Huawei đã bác bỏ những cáo buộc này.
Ngoài các nội dung nêu trên, bản cáo trạng cũng bổ sung 16 cáo buộc chống lại giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. Bà Mạnh, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, hiện vẫn đang chống lại yêu cầu dẫn độ của Mỹ từ Canada. Bà Mạnh bị bắt hồi tháng 12/2018 ở Vancouver vì cáo buộc gian lận tài chính và lách lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran.
Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa dẫn đầu ngày 14/2 đã phê duyệt nghị quyết về quyền lực chiến tranh với 55 phiếu thuận và 45 phiếu chống, trong đó 8 thượng nghị Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ. Điều khoản nghị quyết cấm Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành hoạt động quân sự nhằm vào Iran khi chưa có sự ủng hộ từ quốc hội.
"Thượng viện vừa gửi đi thông điệp rõ ràng. Các thượng nghị nghị sĩ không muốn Tổng thống gây chiến khi chưa được quốc hội phê chuẩn", lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói sau cuộc bỏ phiếu.
Nghị quyết sẽ được chuyển tới Hạ viện Mỹ, nơi thông qua văn bản tương tự hồi tháng trước. Tuy nhiên, nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ sử dụng quyền phủ quyết, buộc các nhà lập pháp hội đủ hai phần ba phiếu ủng hộ nếu muốn đảo ngược quyết định của ông chủ Nhà Trắng. Điều này từng xảy ra khi quốc hội Mỹ tìm cách chấm dứt can dự của nước này vào chiến dịch quân sự do Arab Saudi tiến hành tại Yemen.
Theo Đạo luật Quyền lực Chiến tranh năm 1973, Tổng thống Mỹ cần thông báo cho quốc hội về các hành động quân sự quy mô lớn. Tuy nhiên, Trump ra lệnh không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani tại sân bay Baghdad hồi đầu tháng 1 mà không thông qua quốc hội.
Trung Quốc đã thay thế người đứng đầu Văn phòng sự vụ Hong Kong và Macau (HKMAO) Trương Hiểu Minh, khiến ông này trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị mất việc liên quan đến các cuộc biểu tình phản đối chính quyền tại Hong Kong.
Bộ Nguồn nhân lực và an sinh xã hội Trung Quốc ngày 13/2 thông báo sẽ thay thế ông Trương Hiểu Minh bằng ông Hạ Bảo Long (67 tuổi), phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC).
Theo Hãng tin Reuters, ông Hạ Bảo Long từng làm phó bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, làm việc trực tiếp dưới quyền của ông Tập Cận Bình trong giai đoạn 2003-2007 khi ông Tập còn là bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang.
Việc thay thế trưởng Văn phòng sự vụ Hong Kong và Macau (HKMAO) xảy ra sau khi Bắc Kinh bổ nhiệm ông La Hội Ninh, cựu lãnh đạo tỉnh Sơn Tây, làm tân trưởng Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại đặc khu Hong Kong thay cho ông Vương Chí Dân.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc ngày 13/2 cũng cho biết đã chỉ định ông La Hội Ninh làm phó HKMAO.
Hong Kong đã trải qua hơn 7 tháng bất ổn khi người biểu tình xuống đường phản đối chính quyền của trưởng đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga). Nhiều trong số các cuộc biểu tình đã dẫn đến đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình quá khích.
Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, sẽ tăng thuế đối với máy bay nhập khẩu từ Châu Âu lên mức 15%, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/3.
Hiện này, mức thuế Mỹ áp dụng đối với máy bay của hãng Airbus (nhà sản xuất máy bay Châu Âu) là 10%, được áp dụng kể từ tháng 10/2019. Thông báo tăng mức thuế của đại diện Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã đến lúc nói chuyện "nghiêm túc" về một thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU). Động thái của Mỹ được cho là để trả đũa việc Liên minh Châu Âu trợ giá cho Airbus.
Phản ứng trước động thái này, đại diện nhà sản xuất máy bay Airbus cho rằng, quyết định tăng thuế của Mỹ lên máy bay sản xuất ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến các hãng hàng không Mỹ vốn đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay và làm phức tạp hóa những nỗ lực để đạt được thỏa thuận với Liên minh Châu Âu. Đồng thời cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với các khách hàng ở Mỹ để “giảm thiểu các tác động của thuế quan trong khả năng của mình” và hy vọng Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ có thể thay đổi tình hình này.
Điện Krelin cho biết ngày 14/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm để thảo luận về "các khía cạnh khác nhau trong giải quyết cuộc xung đột Ukraine".
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Putin đã hối thúc người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy bám sát các thỏa thuận hòa bình nhằm làm giảm căng thẳng cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua giữa các lực lượng của Kiev và các thành phần ly khai ở miền Đông được Moscow ủng hộ.
Thông cáo của Điện Kremlin cho hay, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc giải quyết xung đột, trong đó ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thực thi đầy đủ và vô điều kiện” các thỏa thuận hòa bình do phương Tây làm trung gian, "Tổng thống Putin đã nêu ra câu hỏi trực tiếp rằng liệu Kiev có muốn thực thi thỏa thuận Minsk một cách nghiêm túc”.
Điện Kremlin cho biết thêm, hai bên cũng thảo luận về khả năng rút quân khỏi miền Đông Ukraine và các hoạt động rà phá bom mìn.
Xem thêm >> Kỹ sư gốc Việt Hoan Ton-That và ứng dụng nhận diện khuôn mặt gây nhiều tranh cãi
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.