'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 tuyên bố nước này sẽ "cắt đứt quan hệ" và chấm dứt việc cung cấp ngân sách cho WHO.
"Vì họ không thực hiện các cải cách rất cần thiết được yêu cầu, hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ với WHO và chuyển khoản đóng góp dành cho tổ chức này sang các nhu cầu y tế công cộng toàn cầu khẩn cấp khác xứng đáng hơn", Tổng thống Mỹ ngày 29/5 nói tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng.
Tổng thống Trump đã chỉ trích WHO đang "che giấu thông tin" và "quản lý yếu kém" trong công tác đối phó với dịch bệnh Covid-19.
Ông Trump cũng cho rằng WHO không hoàn thành những "nhiệm vụ cơ bản" và "không đưa ra những cải cách cần thiết". Theo ông chủ Nhà Trắng, WHO phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Lời chỉ trích và tuyên bố này được đưa ra khi ông Trump đã có buổi họp báo về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Liên quan tới đại dịch Covid-19, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã che giấu virus ở Vũ Hán khiến dịch bệnh lan ra toàn thế giới và khiến hơn 100.000 người dân Mỹ tử vong.
Theo Tổng thống Trump, Trung Quốc đã phớt lờ các nghĩa vụ báo cáo lên WHO và gây sức ép buộc tổ chức này đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh. Hành động của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng và kinh tế trên toàn thế giới.
Chiều 28/5, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIII đã bế mạc sau một tuần làm việc.
Kỳ họp đã biểu quyết thông qua một số dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó "Nghị quyết về thiết lập và cải thiện hệ thống pháp lý cùng các cơ chế thực thi dành cho Hong Kong để đảm bảo an ninh quốc gia" được quốc hội Trung Quốc thông qua với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.
Sau phiên bỏ phiếu, Ủy ban Thường vụ NPC được ủy quyền soạn thảo điều luật chi tiết. Dự luật có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp của Hong Kong.
Theo Reuters, luật mới cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố cũng như sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của đặc khu. Luật cũng có thể mở đường để Trung Quốc đại lục thiết lập các cơ quan an ninh tại Hong Kong.
Ngay sau động thái này của Trung Quốc, chính phủ các nước Mỹ, Australia, Canada, Anh đã ra tuyên bố chung cho rằng Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia sẽ làm xói mòn sự tự chủ của Hong Kong và hệ thống từng giúp Hong Kong trở nên thịnh vượng.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 27/5 cho biết Mỹ không còn coi Hong Kong độc lập về chính trị với Trung Quốc, điều này có thể đồng nghĩa với việc Hong Kong sẽ không còn được hưởng quy chế đặc biệt từ Mỹ.
Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án tối cao British Columbia, Canada ngày 27/5 đã ra phán quyết rằng các cáo buộc của Mỹ nhằm vào CFO Huawei Mạnh Vãn Châu thỏa mãn điều kiện "tội danh kép" do vậy, bà Mạnh sẽ tiếp tục bị xem xét dẫn độ sang Mỹ.
Bà Holmes nhấn mạnh rằng việc thả bà Mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của Canada trong việc thực hiện các nghĩa vụ dẫn độ tội phạm quốc tế.
Phán quyết “mấu chốt” này đồng nghĩa bà Mạnh sẽ tiếp tục sống trong một biệt thự ở Vancouver dưới sự giám sát của giới chức Canada, đồng thời khởi đầu cho một tiến trình tranh tụng mới vào tháng 6 tới nhằm xem xét việc giới chức Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay quốc tế Vancouver ngày 1/12/2018 theo đề nghị của Mỹ có trái pháp luật hay không.
Trung Quốc đã lập tức chỉ trích Canada sau phiên tòa. Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada nhấn mạnh sự không hài lòng trước phán quyết đồng thời chỉ trích Ottawa là "đồng lõa của Mỹ trong các nỗ lực hạ bệ Huawei và các công ty công nghệ cao Trung Quốc".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã kêu gọi Canada ngay lập tức sửa sai lầm này, trả tự do cho bà Mạnh Vãn Châu và bảo đảm bà trở về Trung Quốc an toàn.
Ngày 28/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã nhất trí sớm khởi động lại các cuộc đàm phán ở cấp chuyên viên về hiệp ước hòa bình giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong cuộc điện đàm kéo dài 45 phút, hai Ngoại trưởng đã khẳng định sự cần thiết phải tổ chức đàm phán để "thúc đẩy các cuộc thảo luận và hợp tác giữa Nhật Bản và Nga" liên quan tới các đảo do Nga kiểm soát ở phía Bắc Nhật Bản mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc, trong khi Moskva gọi là quần đảo Nam Kurils.
Tuy nhiên, theo hãng tin Kyodo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ chối cho biết liệu hai bên có thảo luận về khả năng Thủ tướng Shinzo Abe tham dự cuộc diễu hành do Nga tổ chức tại Moskva vào tháng tới để kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phátxít Đức hay không.
Trước đó, Thủ tướng Abe từng nói rằng ông sẽ cân nhắc nếu nhận được lời mời chính thức từ phía Nga.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan tới 4 hòn đảo nằm ở ngoài khơi đảo Hokkaido (Nhật Bản) là một trong những nhân tố chủ chốt cản trở việc Nhật Bản và Nga ký kết hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước.
Các cuộc đàm phán liên quan tới số phận của các hòn đảo này đã bị đình trệ kể từ sau cuộc gặp của các ngoại trưởng hai nước vào tháng 2/2020 bên lề hội nghị an ninh ở Munich (Đức).
Xem thêm >> Anh tuyên bố có thể cấp quốc tịch cho người Hong Kong, Trung Quốc dọa đáp trả
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.