Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chính quyền Mỹ đã giáng loạt đòn trừng phạt lên các doanh nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh tuần lễ chuyển giao quyền lực sắp đến gần.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/1 đã đưa thêm 9 doanh nghiệp của Trung Quốc vào danh sách đen về quốc phòng, nâng tổng số doanh nghiệp Trung Quốc trong danh sách này lên 44.
Trong số các doanh nghiệp bị trừng phạt lần này có hãng sản xuất điện thoại di động Xiaomi và Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (Comac). Comac vốn là trọng tâm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm sản xuất máy bay thân nhỏ có thể cạnh tranh với Boeing và Airbus.
Cũng trong ngày 14/1, Bộ Thương mại Mỹ bổ sung Tổng Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen kinh tế với cáo buộc CNOOC giúp Bắc Kinh đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, CNOOC "nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông" với mục tiêu gây rủi ro chính trị cho các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, một công ty Trung Quốc khác là Skyrizon cũng bị đưa vào danh sách người dùng quân sự đầu cuối (MEU) do có khả năng phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị quân sự như động cơ máy bay quân sự.
Quyết định mới đồng nghĩa với lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty trên, nhằm ngăn Bắc Kinh tiếp cận thị trường vốn của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump ngày 15/1 cũng chỉ đạo các cơ quan chính phủ xem xét giảm thiểu mua hàng và dịch vụ Trung Quốc nhằm hạn chế nguy cơ từ hoạt động gián điệp.
Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch.
Đề xuất của Tổng thống đắc cử Biden mang tên "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ," bao gồm nhiều biện pháp nhằm khôi phục nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo kế hoạch, mỗi người dân Mỹ được trợ cấp thêm 1.400 USD, như vậy, cùng với khoản 600 USD được thông qua hồi tháng 12 năm ngoái, tổng cộng mỗi người nhận được 2.000 USD.
Trợ cấp thất nghiệp liên bang cũng tăng từ 300 USD lên 400 USD/tuần cho mỗi người và biện pháp này có hiệu lực đến hết tháng 9.
Kế hoạch trên còn hoãn thời gian siết nợ và tịch thu nhà đối với những người Mỹ vay tiền để mua nhà và chi 25 tỷ USD để hỗ trợ những người thuê nhà.
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng dự kiến chi 350 tỷ USD hỗ trợ khẩn cấp cho các chính quyền bang và địa phương, chi 170 tỷ USD hỗ trợ các trường từ mầm non đến hết trung học phổ thông cũng như các cơ sở giáo dục cấp cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng do đại dịch, ông Biden cam kết hỗ trợ 440 tỷ USD.
Một nội dung đáng chú ý trong đề xuất của ông Biden là nâng gấp đôi mức lương tối thiểu liên bang, lên 15 USD/giờ. Mức lương tối thiểu liên bang duy trì ở mức 7,25 USD/giờ kể từ năm 2009, mặc dù một số tiểu bang và thành phố đã thực hiện tăng lương riêng.
Đối với cuộc chiến chống Covid-19, kế hoạch của ông Biden dự kiến chi 415 tỷ USD cho công tác phòng, chống dịch. Trong đó, 50 tỷ USD chi cho hoạt động xét nghiệm và 20 tỷ USD để đẩy nhanh tiến độ chương trình tiêm chủng vaccine quốc gia.
Tính tới sáng 16/1 (theo giờ Việt Nam), số người tử vong do Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 2 triệu người, theo số liệu từ trang Worldometers.
Cụ thể, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 94 triệu ca nhiễm và hơn 2 triệu người chết do Covid-19, trong đó hơn 67 triệu người đã bình phục sau khi nhiễm virus.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, cho tới nay ghi nhận hơn 24 triệu ca nhiễm và 397.322 ca tử vong.Giới chức Mỹ ngày 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Ấn Độ, và Brazil vùng dịch lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới, cũng chứng kiến số người nhiễm và tử vong do Covid-19 không ngừng tăng cao.
Ấn Độ ghi nhận hơn 10 triệu ca nhiễm và 152.094 ca tử vong. Brazil có tới 208.133 ca tử vong trên tổng số hơn 8,3 triệu ca nhiễm.
Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Hàng loạt nước châu Âu đã phải tái phong tỏa một phần hoặc siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Liên minh châu Âu đang xem xét triển khai việc cấp chứng nhận đã tiêm chủng vaccine Covid-19 để cứu vãn du lịch của khối trong năm nay, cũng như tạo điều kiện cho công dân có thể tự do đi lại trong liên minh châu Âu.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 144 ca mắc mới Covid-19, trong đó có tới 135 ca lây nhiễm cộng đồng. Đây là số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất trong hơn 10 tháng qua tại Trung Quốc đại lục. Như vậy, tính đến nay, Trung Quốc đại lục đã có tổng cộng 87.988 ca nhiễm, trong đó 4.635 ca tử vong.
Với đa số phiếu tán thành, Hạ viện Mỹ ngày 13/1 đã thông qua điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump, mở đường cho phiên tòa xét xử ông Trump tại Thượng viện trong thời gian tới.
Theo điều khoản luận tội, Đảng Dân chủ cáo buộc Tổng thống Trump kích động biểu tình ngày 6/1 khi kêu gọi những người ủng hộ ông tiến về phía Đồi Capitol trong khi lưỡng viện Mỹ tổ chức phiên họp chung kiểm đếm phiếu bầu của đại cử tri. Những người biểu tình quá khích được cho là ủng hộ Tổng thống Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội nhằm ngăn chặn việc xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.
Điều khoản cũng cáo buộc Tổng thống Trump đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ và các thể chế của Chính phủ khi đe dọa tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp vào việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và phản bội lòng tin của mình với tư cách là Tổng thống.
Như vậy, Tổng thống Trump trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm 2 lần.
Sau thủ tục trên, Thượng viện Mỹ sẽ nhóm họp và yêu cầu lãnh đạo Hạ viện trình bày những điều khoản xem xét bãi nhiệm Tổng thống Trump trước khi xúc tiến quá trình xem xét các điều khoản luận tội.
Một trận động đất mạnh 6.2 độ richter đã xảy ra trên đảo Sulawesi vào lúc 1h sáng 15/1 (theo giờ địa phương). Tâm chấn của trận động đất nằm tại vị trí 6km về phía đông bắc của thành phố Majene, ở độ sâu 10 km.
Trận động đất diễn ra rất mạnh trong khoảng 7 giây nhưng không gây ra cảnh báo sóng thần, theo tuyên bố từ cơ quan giảm nhẹ thiên tai.
Hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi trú ẩn an toàn sau khi động đất làm ít nhất 60 ngôi nhà bị hư hại. Theo thông tin từ tổ chức Chữ Thập Đỏ quốc tế, ít nhất 67 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Trước đó, vào hồi 13h35 ngày 14/1 theo giờ địa phương, tại tỉnhTây Sulawesi cũng xảy ra một trận động đất 5,9 độ richter. Tâm trận động đất cách huyện Majene 4 km về phía Tây Bắc và nằm ở độ sâu 10 km.
Indonesia nằm trên "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra các trận động đất. Năm 2018, một trận động đất có độ lớn 6,2 độ richter dẫn tới sóng thần tại thành phố Palu, bang Sulawesi, làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Xem thêm >> Trung Quốc: Điểm nóng Covid-19 tiếp tục tăng nhiệt, có ca tử vong đầu tiên sau 8 tháng
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.