'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo trang worldometers.info, tính tới 6h sáng 28/5, toàn thế giới ghi nhận 530,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 486.142 ca nhiễm mới ghi nhận trong 24 giờ qua.
Trong vòng 24h qua, các quốc gia có tỷ lệ ca nhiễm mới cao nhất thế giới lần lượt là Triều Tiên với 100.470 ca, Đài Loan với 94.855 ca và Mỹ với 57.647 ca.
Trong vòng 7 ngày vừa qua, toàn thế giới ghi nhận 4,5 triệu ca nhiễm mới, giảm 22% so với tuần trước đó. Trong số các ca nhiễm mới ghi nhận trong tuần, các quốc gia có số ca nhiễm mới cao cũng lần lượt gọi tên Triều Tiên (1,2 triệu ca), Mỹ (723.798 ca) và Đài Loan (569.682 ca).
Theo báo cáo tuần về tình hình dịch Covid-19 mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 26/5, số ca nhiễm mới và ca tử vong trên toàn cầu vẫn đang trong đà giảm từ mức cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 1.
Theo WHO, số ca mắc Covid-19 chỉ còn tăng ở hai khu vực là châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương trong khi số ca tử vong duy trì ở mức ổn định hoặc giảm trên thế giới, ngoại trừ khu vực Trung Đông ghi nhận mức tăng 30%.
Triều Tiên, quốc gia đã trở thành điểm nóng về Covid-19 trong hơn 2 tuần qua, lần đầu tiên ghi nhận số ca có triệu chứng sốt giảm dưới mức 100.000 trong ngày 27/5, theo KCNA.
So với con số 400.000 ca sốt/ngày được ghi nhận cách đây hơn 1 tuần, con số 88.520 ca sốt/ngày ghi nhận vào hôm 27/8 là kết quả ấn tượng về thành tích dập dịch của quốc gia này. Chính quyền Bình Nhưỡng cũng tiết lộ đã đạt được “tiến bộ quan trọng” trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân Covid-19, giúp nước này kiểm soát dịch hiệu quả.
Theo số liệu được giới truyền thông tiết lộ mới đây, mặc dù tới ngày 12/5 Triều Tiên mới công bố dịch trong nước, song từ đầu năm nay, nước này đã âm thầm nhập khẩu trang và vắc xin từ từ Trung Quốc. Cụ thể, từ tháng 1-4, Bình Nhưỡng nhập hơn 10 triệu khẩu trang, hơn 1.000 máy thở trong tháng 4 và lô vắc xin trị giá hơn 311.000 USD trong tháng 2 từ Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc, các kế hoạch phong toả dập dịch vẫn tiếp tục được thực hiện nghiêm ngặt tại thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố riêng lẻ khác. Riêng Thượng Hải đã dần mở cửa trở lại, bắt đầu hoạt động các dịch vụ theo giai đoạn.
Trong khi Trung Quốc vẫn kiên trì với các biện pháp phòng dịch của mình, thì mới đây, theo nghiên cứu của Đại học John Hopkins (Mỹ), các biện pháp phong toả được cho là có “tác động rất ít hoặc không tác động” đến việc giảm tỷ lệ tử vong vì Covid-19.
Trong một diễn biến khác, quốc gia đã đóng cửa không phận hơn 2 năm dịch bệnh là Nhật Bản, hôm 26/5 đã quyết định sẽ mở cửa du lịch trở lại cho đoàn khách có hướng dẫn viên từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ từ ngày 10/6 tới đây. Đoàn du khách đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này không phải xét nghiệm Covid hay cách ly khi nhập cảnh vào Nhật, bất kể tình trạng tiêm chủng.
Ngày 26/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 20 quốc gia trên thế giới, với khoảng 200 ca xác nhận bị bệnh và 100 ca nghi nhiễm.
Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) là cơ quan y tế đầu tiên ở Châu Âu báo cáo công khai một trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ vào ngày 7/5. Đó là một người có tiền sử bay đến Vương quốc Anh từ Nigeria.
Tới nay, các quốc gia đã ghi nhận bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, UAE, Phần Lan, Argentina, Thuỵ Sĩ, Isarel, Pháp, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Áo, Cộng hoà Czech, Đan Mạch, Slovenia.
Theo trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove, bệnh đậu mùa khỉ nên được các bác sĩ đưa vào khả năng chẩn đoán khi các bệnh nhân bị phát ban đến thăm khám tại các phòng khám sức khỏe tình dục, khoa cấp cứu, phòng khám bệnh truyền nhiễm và phòng khám da liễu.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhan và phức tạp, ngày 20/5, WHO đã phải tổ chức họp khẩn để thảo luận về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ.
Châu Âu, khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, mới đây đã quyết định đẩy mạnh kế hoạch mua vaccine và thuốc điều trị đậu mùa khỉ trong thời gian tới thông qua Cơ quan ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp y tế châu Âu (HERA).
Cụ thể, EU sẽ mua vaccine Imvanex, một loại vaccine phòng bệnh đậu mùa, của Hãng dược phẩm Bavarian Nordic (Na Uy) và thuốc điều trị Tecovirimat của Công ty Siga Technologies (Mỹ).
Theo khuyến cáo của WHO, vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm đậu khỉ tới hơn 80%. Cơ quan y tế thế giới cũng cho biết đang đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine đậu mùa khỉ. Hiện đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), người mắc đậu mùa khỉ nên cách ly hoặc thậm chí tiêu hủy thú cưng để ngăn chặn nguy cơ lây lan căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường tự hết mà không cần điều trị. Điều quan trọng là cần chăm sóc nốt ban bằng cách để chúng tự khô nếu có thể hoặc băng lại bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng bị tổn thương nếu cần thiết.
Ngày 27/5, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ phong tỏa tài sản của hai ngân hàng Triều Tiên, một cá nhân và một công ty thương mại làm việc với Bộ tên lửa của nước này sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và hai tên lửa tầm ngắn của Bình Nhưỡng ngày 24/5.
Tài sản của công ty xuất nhập khẩu Air Koryo cũng như một cá nhân tên là Jong Yong Nam, đại diện Học viện Khoa học Tự nhiên Thứ hai (SANS) của Triều Tiên tại Belarus, đã bị phong tỏa theo lệnh của Bộ Tài chính vì vai trò của họ trong việc cố gắng mua “bóng bán dẫn và các thành phần hệ thống thủy lực” cho ngành tên lửa nhà nước Triều Tiên.
Đáng chú ý, ngoài các đơn vị Triều Tiên, 2 ngân hàng Nga Ngân hàng Viễn Đông và Ngân hàng Sputnik cũng nằm trong danh sách bị phong toả tài sản tại Mỹ, do bị cáo buộc cung cấp dịch vụ tài chính “không minh bạch” cho Bình Nhưỡng.
Đây là nỗ lực trừng phạt mới nhất của Washington nhắm vào những người ủng hộ các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, cũng như các tổ chức tài chính nước ngoài “đã cố ý cung cấp các dịch vụ tài chính quan trọng” cho chính phủ Triều Tiên.
Theo phía Mỹ, các biện pháp trừng phạt này có mục đích đưa Triều Tiên quay về con đường ngoại giao, từ bỏ các vũ khí có tính huỷ diệt cao và các tên lửa đạn đạo.
Màn trừng phạt mới nhất của Lầu Năm Góc được công bố chỉ 1 ngày sau khi cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên thất bại vì Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống.
Được biết, nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo, nếu được thông qua, sẽ giảm lượng dầu mà Triều Tiên có thể nhập khẩu hợp pháp hằng năm cho các mục đích dân sự từ 4 triệu xuống 3 triệu thùng (từ 525.000 xuống 393.750 tấn) và cấm nhập khẩu thuốc lá vào nước này.
Trước quyết định trừng phạt mới từ phía Mỹ, Triều Tiên chưa lên tiếng đáp trả.
Tính từ đầu năm tới nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện ít nhất 20 cuộc phóng thử tên lửa, trong đó, cuộc phóng thử ngày 24/5 diễn ra cùng ngày cuộc họp Đối thoại An ninh của nhóm Quad (Bộ Tứ), một hội nghị an ninh không chính thức nhưng ngày càng thường xuyên được tổ chức bởi Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Bắt đầu từ ngày 26/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến công du tới 8 đảo quốc Nam Thái Bình Dương, bao gồm: Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor-Leste.
Điểm đến đầu tiên của ông Vương là quần đảo Solomon vào cuối ngày 26/5, quốc gia đã ký kết một thoả thuận an ninh với Trung Quốc vào tháng trước.
Tại Fiji, ông Vương Nghị sẽ chủ trì cuộc họp Ngoại trưởng Trung Quốc và các đảo quốc Thái Bình Dương lần thứ 2. Ngoài ra, ông Vương sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến, được xem là "chuyến thăm qua màn ảnh" với Nhà nước Liên bang Micronesia và gặp gỡ trực tuyến với các lãnh đạo quần đảo Cook và Niue.
Chuyến công du của ông Vương Nghị, theo phát ngôn viên Uông Văn Bân, sẽ “tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị” giữa Bắc Kinh và các đảo quốc Thái Bình Dương, “thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực lên tầm cao mới, tạo động lực mới cho sự phát triển lâu dài của quan hệ giữa hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương”.
Theo truyền thông phương Tây, chuyến đi mới nhất của ông Vương Nghị là một nước đi đầy “toan tính” của Trung Quốc trong việc củng cố quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương, hạn chế sự ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á.
Đáng chú ý, chuyến thăm của ông Vương Nghị đến nam Thái Bình Dương diễn ra sau hàng loạt hoạt động ngoại giao của Mỹ ở châu Á, sự khởi động của sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) và nhiều sáng kiến khác nhằm tăng cường khống chế Trung Quốc.
Theo Global Times, “Mỹ đang cố bao vây Trung Quốc bằng Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng dấu chân của Trung Quốc đã hiện diện ngoài chuỗi đảo thứ hai, và điều này chứng tỏ chiến lược bao vây của Mỹ không hiệu quả. Nỗ lực của Washington và Canberra để tạo nên một liên minh khu vực chống lại Trung Quốc sẽ thất bại”.
Ngày 25/5, Nhà Trắng thông báo đảo quốc Fiji sẽ tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đây là đảo quốc đầu tiên ở Thái Bình Dương tham gia IPEF - sáng kiến được cho là một phần trong nỗ lực của chính quyền ông Biden nhằm đối phó ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo thông báo được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, “Tổng thống Biden hoan nghênh quyết định của Fiji tham gia IPEF với tư cách là thành viên sáng lập, quốc gia thứ 14 và quốc đảo đầu tiên ở các đảo Thái Bình Dương đồng ý tham gia nỗ lực này”.
“Là đối tác thân thiết của Mỹ và là nhà lãnh đạo trong khu vực, Fiji sẽ bổ sung giá trị và quan điểm sống còn cho IPEF, bao gồm cả những nỗ lực của chúng tôi nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và xây dựng một nền kinh tế sạch, tạo ra việc làm được trả lương cao”, trích thông báo của Nhà Trắng.
Thông báo về việc Fiji tham gia IPEF được đưa ra chỉ 1 ngày trước chuyến công du Nam Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, động thái của Fiji đã giúp Washington ghi điểm thắng lợi đầu tiên cho quá trình.
Bày tỏ quan điểm về việc Fiji tham gia IPEF, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 27/5 cho biết “châu Á-Thái Bình Dương "không nên trở thành một bàn cờ địa chính trị".
Mặc dù đã được cảnh báo từ nhiều tuần nay, nhưng nguy cơ về một nạn đói có thể ảnh hưởng tới 325 triệu người dân trên toàn thế giới đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze cho biết đại dịch Covid-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay.
Đặc biệt, cuộc chiến tại Ukraine, với cả 2 "người chơi" là Moscow và Kiev đều là những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới, đã "đổ thêm dầu vào ngọn lửa âm ỉ cháy từ lâu", đẩy giá lúa mì và ngũ cốc lên mức đỉnh trong vòng 2 tháng qua.
Các nhà sản xuất lớn như Nga, Kazakhstan và Ấn Độ đã dừng xuất khẩu để bảo vệ thị trường nội địa, trong khi nguồn cung của Ukraine đang gặp nguy hiểm do xung đột đang diễn ra. Khoảng 30 quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.
Điều này khiến các tổ chức lương thực thế giới và Liên hợp quốc phải lên tiếng đề nghị các quốc gia cùng hành động, kêu gọi các nước xuất khẩu lương thực không ngưng hoạt động cung cấp lương thực trong tình trang khó khăn hiện tại.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 19/5 cũng thông báo sẽ riển khai thêm 12 tỷ USD để chống lại "tác động tàn phá" của tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trên toàn thế giới, nâng tổng tài trợ của Ngân hàng cho các dự án an ninh lương thực trong 15 tháng tới lên 30 tỷ USD.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, bà Sara Menker, Giám đốc điều hành của Gro Intelligence, một công ty toàn cầu dự đoán xu hướng cung cấp lương thực thông qua dữ liệu công khai và tư nhân cũng như trí tuệ nhân tạo, khẳng định rằng tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đã đạt mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo bà Sara, nguồn cung lúa mì hiện tại cho trái đất chỉ có thể kéo dài thêm 10 tuần nữa nếu không có những thay đổi đáng kể.
Chuyên gia này chỉ ra rằng tình trạng thiếu phân bón lan rộng, các vấn đề về chuỗi cung ứng và hạn hán kỷ lục là những nguyên nhân chính đằng sau cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, tình trạng thiếu dầu ăn và thiếu ngũ cốc cũng là nhân tố khiến tình trạng mất an ninh lương thực thêm trầm trọng.
Xem thêm >> 'Zero-Covid' của Trung Quốc: Cơn ác mộng cho chuỗi cung ứng toàn cầu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.