'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả số ca nhiễm và số ca tử vong ở nhiều khu vực không ngừng tăng cao, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu.
Trong ngày 28/3, Mỹ ghi nhận thêm hơn 16.400 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên 123.311 ca. Với 312 ca tử vong trong ngày, hiện tổng số người chết vì Covid-19 tại Mỹ đã lên 2.207 trường hợp. Trong khi đứng đầu thế giới về số ca mắc Covid-19, Mỹ cũng đứng thứ 7 thế giới về số người chết do dịch bệnh này.
New York hiện có thể coi là điểm nóng bùng phát dịch ở Mỹ, chiếm một nửa số ca nhiễm Covid-19 của cả nước.
Không chỉ thiếu khẩu trang chuyên dụng, nhiều nhân viên y tế tại một số bệnh viện của Mỹ bắt đầu thông báo tình trạng cạn dần thuốc men và các thiết bị y tế cần thiết như máy thở.
Ngày 27/3, Anh thông báo các cuộc đàm phán về thương mại giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch vào tuần tới dù Thủ tướng Anh Boris Johnson và trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier đều được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Người phát ngôn của Thủ tướng Johnson cho biết phía Anh không có ý định thay đổi lịch trình đàm phán và cuộc họp của ủy ban đàm phán chung của hai bên sẽ vẫn diễn ra vào ngày 30/3 như đã định.
Cuộc họp này sẽ do Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Anh Michael Gove chủ trì với nội dung chính là đánh giá tổng quan việc triển khai, áp dụng và diễn giải Thỏa thuận Rút lui, cũng như tìm cách tháo gỡ mọi vướng mắc phát sinh từ thỏa thuận.
Trước đó, hai bên đã hoãn các cuộc gặp theo kế hoạch để thảo luận về một hiệp ước quan hệ tương lai sau khi Anh rời EU - Brexit- hồi cuối tháng 1/2020.
Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại châu Âu khiến các cuộc thảo luận bị hoãn, càng làm gia tăng hoài nghi về khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay.
Đây là thời điểm mà quá trình chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc, đồng nghĩa với việc Anh và EU sẽ phải trao đổi thương mại theo thỏa thuận mới (nếu có) hoặc sẽ thực hiện theo các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngày 26/3, hai quan chức Chính phủ Iraq cho biết Mỹ đã nhất trí gia hạn thêm 30 ngày lệnh miễn trừ trừng phạt đối với Baghdad, theo đó cho phép nước này tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Iran, trong đó có khí đốt. Đây là lần gia hạn ngắn nhất từ trước đến nay.
Một nguồn tin tại Văn phòng Tổng thống Iraq cho hay đây cũng là lần cuối cùng Mỹ gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt đối với nước này.
Trong khi đó, một quan chức khác nói rằng Mỹ không muốn đặt ông Adnan Zurfi, người vừa được chỉ định giữ chức Thủ tướng Iraq và có quan hệ gần gũi với giới chức Mỹ, vào "tình huống khó khăn" nếu không gia hạn lệnh miễn trừ.
Cũng theo nguồn tin này, ngay từ khi bắt đầu đợt gia hạn kéo dài 45 ngày trước đó, Baghdad đã lên kế hoạch thực hiện một số biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Iran - quốc gia vốn đang chịu lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt từ Mỹ.
Sự miễn trừ của Mỹ cho phép Iraq tránh được các hình phạt khi nhập khẩu khí đốt của Iran.
Lệnh miễn trừ đã được gia hạn liên tục từ tháng 11/2018, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Ban tổ chức Đối thoại Shangri-La thông báo sự kiện năm nay sẽ không được tổ chức ở Singapore do ảnh hưởng của Covid-19.
Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La thường niên, cho hay họ đưa ra quyết định trên sau khi tham vấn nước chủ nhà Singapore. Hội nghị năm nay dự kiến diễn ra ngày 5-7/6.
"Nhiều nước đã áp đặt các lệnh hạn chế đi lại để phòng Covid-19 và điều này có thể vẫn còn hiệu lực tại thời điểm Đối thoại Shangri-La dự kiến diễn ra", thông cáo của IISS hôm nay nêu.
IISS nói thêm rằng cơ quan này sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hướng tới một Đối thoại Shangri-La "mạnh mẽ khác thường" trong năm tới.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, hay Đối thoại Shangri-La, là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức thường niên tại khách sạn Shangri-La, Singapore từ 2002, nhằm thảo luận và phân tích các vấn đề quốc phòng và an ninh trong và ngoài khu vực.
Nhật Bản và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đạt được quyết định trì hoãn Olympic 2020 tại Tokyo năm nay sang năm 2021 do cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Sở dĩ quyết định trên được đưa ra sớm hơn dự kiến (trước đó IOC cho biết sẽ thông báo trong vòng 4 tuần) là do áp lực đối với IOC và ông Bach đã tăng tốc nhanh chóng trong những ngày gần đây, trong đó Canada và Úc tuyên bố tẩy chay Olympic 2020 nếu diễn ra như kế hoạch. Các vận động viên cũng kêu gọi hoãn Olympic năm nay vì những rủi ro về sức khỏe và gián đoạn trong quá trình tập luyện của họ khi các cơ sở tập luyện đều bị đóng cửa trên khắp thế giới.
Sau quyết định trên, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói với các phóng viên rằng Olympic dù bị trì hoãn vẫn sẽ được gắn tên "Tokyo 2020". Tuy nhiên, với thỏa thuận trên, IOC và Nhật Bản sẽ đối mặt với nhiều thách thức về việc sắp xếp lịch trình, địa điểm thi đấu và các công tác hậu cần khác. Theo tính toán của các nhà kinh tế học Nhật Bản, việc hoãn Olympic 2020 sẽ khiến nước chủ nhà mất ít nhất 5 tỷ euro (5,5 tỷ USD).
Xem thêm >> Đại sứ Hà Kim Ngọc: 'Mỹ chưa có kết luận về 23 thủy thủ dương tính với Covid 19 từng ghé Việt Nam'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.