Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong thông báo đưa ra ngày 20/5, Tập đoàn dầu khí OMV của Áo cho biết đã mở tài khoản ngân hàng Gazprombank để thanh toán tiền mua khí đốt Nga. Tuy nhiên, đại diện của OMV nhấn mạnh rằng kế hoạch này không vi phạm lệnh cấm vận hiện tại của EU với Nga.
“Chúng tôi thực hiện quy trình thanh toán không vi phạm các lệnh trừng phạt và đảm bảo thanh toán kịp thời cho nguồn cung khí đốt. Chúng tôi coi các nghĩa vụ thanh toán của chúng tôi đã hoàn tất với việc chuyển số tiền bằng đồng euro", Reuters dẫn lời người phát ngôn của OMV ngày 20/5.
Ở động thái liên quan, hãng tin Reuters mới đây dẫn các nguồn thạo tin cho biết Đức và Ý đã “bật đèn xanh” cho các nhà nhập khẩu khí đốt có thể mở tài khoản bằng đồng ruble để thanh toán tiền mua khí đốt của Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt, miễn là các khoản thanh toán mà họ thực hiện cho Gazprombank không phải bằng đồng nội tệ của Nga.
Trước đó, công ty năng lượng khổng lồ Eni của Ý cho biết đã mở tài khoản bằng đồng euro và đồng ruble để thực hiện các khoản thanh toán khí đốt của Nga sắp đến hạn, nhằm tuân thủ các yêu cầu của Nga.
Theo kế hoạch thanh toán của Nga, bắt đầu từ ngày 1/4, các nhà nhập khẩu năng lượng phải mở hai tài khoản ngân hàng với Gazprombank, một tài khoản ngoại tệ và một tài khoản bằng đồng ruble.
Nguồn tin thân cận của Gazprom giải thích giao dịch được coi là hoàn tất sau khi người mua thanh toán ngoại tệ (USD hoặc euro) cho Gazprombank. Việc chuyển đổi sau đó sang đồng ruble là tự động và không liên quan đến ngân hàng trung ương của Nga, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Chính vì vậy, Gazprombank cho rằng việc các công ty mở tài khoản bằng đồng ruble và trả tiền khí đốt qua đây không bị coi là vi phạm các lệnh trừng phạt sẵn có của EU.
Cho tới nay, Gazprom đã đình chỉ việc cấp khí đốt cho các tập đoàn nhà nước Bulgargaz của Bulgaria, PGNiG của Ba Lan và mới nhất là Gasum của Phần Lan do không chấp thuận thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Các công ty châu Âu đang vật lộn trong nhiều tuần qua để tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu của Nga đồng thời duy trì nguồn cung khí đốt quan trọng mà không vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng trung ương Nga.
Nhiều doanh nghiệp có thời hạn thanh toán vào cuối tháng này và nếu họ không thanh toán, nguồn cung khí đốt có thể bị cắt.
Xem thêm >> Đồng ruble tiếp tục bật tăng ngoạn mục so với đồng USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.