‘Thị trường M&A năm 2025 sẽ nở hoa, nhà đầu tư ngoại sẽ trở lại’
(VNF) - TS Nguyễn Công Ái dự báo thị trường M&A của Việt Nam sẽ nở hoa, đạt được những con số ấn tượng. Cùng với đó, thị trường cũng sẽ đón nhận sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài, sau khi các nhà đầu trong nước đã dẫn đầu thị trường trong 9 tháng năm 2024.
Nhiều sự dịch chuyển trên thị trường M&A
Thị trường M&A khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tiếp tục trải qua giai đoạn ảm đạm khi ghi nhận mức giảm 5% trong 9 tháng năm 2024 (so với cùng kỳ), đưa giá trị M&A xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua còn 263 tỷ USD. Giá trị này thấp hơn mức đỉnh của 9 tháng năm 2021 khoảng 51,5%.
Trung Quốc và Úc là hai thị trường có mức giảm lớn, lần lượt giảm 41% và 7% so với cùng kỳ, kéo mức giảm đáng kể của tổng giá trị M&A cả khu vực. Ngược lại, Ấn Độ là một điểm sáng khi ghi nhận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ.
Diễn biến tại Đông Nam Á cũng không tránh khỏi xu hướng ảm đạm chung của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Giá trị giao dịch M&A của 6 nước Đông Nam Á giảm 8,4% so với cùng kỳ, chủ yếu giảm ở 3 thị trường là Thái Lan (giảm 67,7%), Philippines (giảm 18,6%) và Singapore (giảm 1,8%).
Ba thị trường đạt tăng trưởng dương là Malaysia (tăng 12%), Indonesia (tăng 63,7%) và Việt Nam (tăng 45,9%).
Theo các chuyên gia của KPMG Việt Nam, mức tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi các thương vụ M&A nội địa lớn, đặc biệt là 4 giao dịch của Vingroup và Masan Group với tổng giá trị 1,9 tỷ USD, tương đương 58% tổng giá trị giao dịch M&A. Giá trị giao dịch trung bình của các thương vụ được công bố tăng đáng kể, đạt 56,3 triệu USD khi thương vụ lớn chiếm lĩnh thị trường.

Xét về cơ cấu ngành, TS Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc, Bộ phận Tư vấn thương vụ KPMG Việt Nam, nhận định rằng đã có sự dịch chuyển trong ngành hàng thu hút M&A. Theo đó, bất động sản (53%), tiêu dùng thiết yếu (14%) và công nghiệp (21%) tổng cộng chiếm 88% giá trị giao dịch 9 tháng năm 2024 và năm trong 5 giao dịch lớn nhất. Đặc biệt, hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghiệp đã thay thế hai ngành là tài chính và y tế đóng góp nhiều nhất về giá trị giao dịch, trong khi bất động sản vẫn duy trì thị phần giao dịch M&A đáng kể và dẫn đầu tỷ trọng.
Đáng nói, năng lượng và dịch vụ tiện ích là hai ngành đã có nhiều thương vụ M&A sôi nổi trong năm 2022 với tổng giá trị giao dịch 758 triệu USD, nhưng gần như vắng bóng trong năm 2023 và 9 tháng năm 2024.
Xét về nhà đầu tư, các nhà đầu tư trong nước đang dẫn đầu thị trường, chiếm 53% tổng giá trị thương vụ M&A. Top 4. nhà đầu tư nước ngoài tiếp theo là Singapore (611 triệu USD), Mỹ (256 triệu USD), Hàn Quốc (93 triệu USD) và Trung Quốc (75 triệu USD), đóng góp 32% giá trị giao dịch thị trường.
TS Nguyễn Công Ái nhấn mạnh rằng Nhật Bản đã “rơi” khỏi top 5, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia này không tham gia vào danh sách các nhà đầu tư dẫn đầu trong thị trường M&A tại Việt Nam kể từ năm 2021.
Thị trường nở hoa, khối ngoại trở lại
Dù giá trị các thương vụ trong 9 tháng năm 2024 tăng trưởng khá tích cực so với cùng kỳ, tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng mức nền so sánh cùng kỳ là khá thấp, do đó giá trị của 3 quý năm 2024 vẫn được đánh giá khá khiêm tốn so với mức đỉnh trước đó.
TS Nguyễn Công Ái dự đoán trong quý IV/2024, Việt Nam có thể ghi nhận thêm 1 vài thương vụ được ký kết, đẩy mức tổng giá trị giao dịch M&A của năm 2024 lên cao hơn so với năm 2023, tuy nhiên mức tăng trưởng chỉ có thể dừng ở 10-20%.
Nhìn về năm 2025, ông Nguyễn Công Ái dự báo thị trường M&A của Việt Nam sẽ nở hoa, đạt được những con số ấn tượng. Bên cạnh những ngành hàng thu hút đầu tư như bất động sản, hàng tiêu dùng, sản xuất, thị trường sẽ có sự đóng góp của các ngành như IT, công nghệ, cùng với đó là sự trở lại của nhóm ngành tài chính, ngoài ra là các ngành chăm sóc sức khỏe, giáo dục cũng được khối ngoại quan tâm.
Bên cạnh đó, năm 2025 cũng có thể sẽ đón nhận sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong những ngày qua, thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự mua ròng trở lại của nhà đầu tư nước ngoài.
TS Nguyễn Công Ái kỳ vọng khối ngoại sẽ sớm giành lại vị trí dẫn đầu trên thị trường M&A, cùng với đó là sự trở lại của nhà đầu tư Nhật Bản, cũng như sự đóng góp của Mỹ và Trung Quốc.
Triển vọng của thị trường M&A trong trung và dài hạn được KPMG đánh giá tốt, được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc. Theo đó, GDP được dự báo tăng trưởng trên 6% trong năm 2024 và 2025; xuất khẩu tăng 15,4% tron 9 tháng năm 2024, lạm phát dự kiến ổn định ở mức 3,5% năm 2024 và 2025; FDI dự báo tăng trưởng 8-9% trong năm 2025, tín dụng xanh tăng trưởng trung bình 22%/năm giai đoạn 2017-2023, chiếm 4,5% tổng tín dụng 9 tháng năm 2024.
Thứ hai là chính sách tập trung vào công nghệ/AI và thế hệ người dùng am hiểu công nghệ. Theo đó, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đặt mục tiêu 30% GDP từ kinh tế vào năm 2030. Người tiêu dùng Việt Nam bắt kịp nhanh với công nghệ, đi kèm với thu nhập ngày càng tăng. Thương mại điện tử cũng đang đạt mức tăng trưởng cao 30,4% CAGR (2018-2023), với triển vọng tăng 20,8% CAGR trong giai đoạn 2024-2028.
Thứ ba là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Yếu tố này được cho rằng đã cản trở sự phát triển trước đây của Việt Nam, trong khi giờ đây trở thành động lực phát triển với các dự án lớn như Sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt Bắc Nam,…
Bên cạnh các động lực này thì ông Nguyễn Công Ái cũng nhấn mạnh về các rủi ro, thách thức đối với tăng trưởng của thị trường M&A như rủi ro địa chính trị, rủi ro về chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, rủi ro về chính sách mới của Mỹ cũng như sự phục hồi chậm của thị trường bất động sản trong nước.
ông Nguyễn Công Ái khuyến cáo, doanh nghiệp khi M&A cần tiếp cận thẩm định đa chiều, toàn diện để xác định rủi ro cũng như đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty.
Các yếu tố tài chính, thương mại, pháp lý và ESG (môi trường -xã hội -quản trị), cần được cân nhắc để đảm bảo thương vụ phù hợp với yêu cầu đa chiều của bên mua và tạo ra giá trị lâu dài cho các bên.
Thị trường M&A văn phòng: Sân chơi của 'cá mập'
- Hoàn tất giao dịch với Bain Capital: Masan thu gọn 250 triệu USD 01/04/2024 03:00
- Vén màn những thương vụ M&A đình đám thị trường 28/03/2024 04:16
- Lộ diện quỹ ngoại bán 145 triệu cổ phiếu ACB, thu về 4.000 tỷ đồng 26/03/2024 06:18
'Cá mập' lao vào bắt đáy, ORS thoát cảnh 'múa bên trăng' hay tiếp tục phân phối giá sàn?
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
Nhiều 'cá mập' ôm sầu trước biến động mạnh của cổ phiếu FPT
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
Khối ngoại 'tháo chạy', cổ phiếu TPB khớp lệnh kỷ lục
(VNF) - Bị bán mạnh, cổ phiếu TPB giảm mạnh nhất nhóm VN30, đồng thời cũng là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường chung.
VFS tham vọng lớn: Lập kỷ lục lợi nhuận, chinh phục lĩnh vực phái sinh
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
Thị trường vốn trước làn sóng tiền số: Đổi mới hay xáo trộn?
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
Cổ phiếu ORS giảm sàn, thanh khoản đột biến, NĐT đua nhau bắt đáy
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
Cổ phiếu VIC 'nổi sóng': Đón đúng nhịp, lãi hơn đầu cơ vàng
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
‘Câu kéo’ nhà đầu tư mua cổ phiếu, Telcom bị phạt 125 triệu đồng
(VNF) - Bên cạnh việc nộp phạt, Telcom còn bị buộc hủy bỏ các thông tin đã công bố liên quan đến việc chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Tham vọng lãi kỷ lục dù không chú trọng tự doanh: Chủ tịch DNSE lý giải nguyên nhân
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
Hai con gái Chủ tịch OCB muốn bán gần 4% vốn ngân hàng
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
Việt Nam đã sẵn sàng cho nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn FPSB
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
Khối ngoại 'tháo chạy', FPT bị ‘xả’ ròng hơn 1.000 tỷ trong 1 phiên
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Thu thuế từ các giao dịch tiền số: Bài toán đầy thách thức
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
Start-up công nghệ bế tắc IPO, kinh tế số chưa thể phát triển
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Nửa cuối năm 2025, 'dòng vốn ngoại sẽ trở lại thị trường chứng khoán'
(VNF) - Theo Tổng giám đốc Chứng khoán Kafi, Với triển vọng nâng hạng, vốn ngoại có thể quay trở lại vào quý III hoặc quý IV/2025, góp phần đưa VN-Index tăng từ 12-15%, kỳ vọng đạt 1.500 điểm.
Cú thâu tóm lớn nhất lịch sử Google, bỏ 32 tỷ USD mua lại 1 start-up
(VNF) - Alphabet sẽ mua start-up đang phát triển nhanh Wiz với giá khoảng 32 tỷ USD, đánh dấu thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của công ty mẹ Google.
Đề xuất giãn hiệu lực thực hiện Thuế tiêu thụ đặc biệt đến năm 2028
(VNF) - Đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, tăng thuế không giảm được tiêu dùng vì người mua có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Do đó, các chuyên gia đề xuất giãn hiệu lực tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đến năm 2028
Cổ phiếu bứt tốc, vốn hóa SHB tăng gần 6.100 tỷ đồng
(VNF) - Chỉ sau 3 phiên giao dịch, vốn hóa của SHB đã tăng thêm gần 6.100 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 47.157 tỷ đồng.
Quản lý tài sản số: Việt Nam không thể tiếp tục chậm chân
(VNF) - Theo ông Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM, Việt Nam đang chậm hơn các nước trong khu vực từ 6 - 8 năm trong cuộc đua phát triển thị trường tiền số. Lựa chọn duy nhất để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau là phải quyết liệt, chủ động thử nghiệm và điều chỉnh liên tục.
Meta, Google, TikTok... nộp gần 2.800 tỷ tiền thuế trong tháng 2/2025
(VNF) - Cục Thuế thông tin, 130 nhà cung cấp nước ngoài gồm Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp gần 2.800 tỷ đồng tiền thuế trong tháng 2, tương đương gần 1/3 tổng thu của năm 2024
Công ty Giầy Fu-Luh bị phạt, truy thu hơn 135,6 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Kết luận thanh tra của Cục Thuế tỉnh Long An cho biết tổng số tiền thuế truy thu, tiền thuế thu hồi, tiền chậm nộp và tiền phạt của Công ty TNHH Giầy Fu-Luh phải nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 135,6 tỷ đồng.
Chủ tịch Bamboo Capital đột ngột qua đời
(VNF) - Chủ tịch Bamboo Capital Kou Kok Yiow (sinh năm 1962) đã đột ngột từ trần do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi.
Cổ phiếu hạ tầng đứng trước tiềm năng bứt phá mạnh mẽ
(VNF) - Cổ phiếu hạ tầng đang trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán với tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Đó là kết quả tổng hòa của yêu cầu thúc đẩy đầu tư hạ tầng, hoàn thiện khung cơ chế cùng những bước tiến rõ rệt trong việc giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho doanh nghiệp.
DN tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán: FPT hụt hơi, ‘văng’ khỏi top 3?
(VNF) - Nếu xu hướng giảm tiếp diễn, FPT có thể bị đánh bật khỏi top 3 doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Chủ shop online bị phạt hàng chục triệu tiền thuế: Điều cần biết để tránh dính 'án'
(VNF) - Nhiều trường hợp người bán hàng online do thiếu kiến thức về thuế đã không kê khai, chậm nộp thuế dẫn đến truy thu và bị phạt hàng chục triệu đồng. Chuyên gia cho rằng, cần phải nắm vững pháp luật thuế khi kinh doanh, tránh mất tiền oan
'Cá mập' lao vào bắt đáy, ORS thoát cảnh 'múa bên trăng' hay tiếp tục phân phối giá sàn?
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.