Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, Cơ quan Hải quan Trung Quốc ngày 14/11 thông báo nước này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Theo Reuters, quyết định dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ đã được Bắc Kinh công bố trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa hai nước.
Kể từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã cấm nhập toàn bộ thịt gia cầm và trứng của Mỹ sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại quốc gia này sau nhiều năm qua.
Các biện pháp hạn chế khiến giá trị hàng gia cầm nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 80% từ mức 390 triệu USD năm 2014 xuống 74 triệu USD năm 2015.
Bắc Kinh quyết định mở cửa thị trường cho thịt gia cầm Mỹ giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề thiếu thịt, do nhiều đàn lợn tại đây đã chết do dịch tả lợn châu Phi kéo dài.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà chức trách Trung Quốc đã tiêu hủy ít nhất 1,17 triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan.
Thịt lợn tại Trung Quốc dần trở thành một thực phẩm khan hiếm, chính phủ Trung Quốc đã phải tính đến việc nhập khẩu thịt lợn từ các nước khác, còn người dân buộc phải lựa chọn các loại thịt khác để thay thế như thịt gà, thịt bò, thậm chí thịt chó và thịt thỏ đã trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng thu nhập thấp.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt gà đạt 548.627 tấn trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 47,6% so với một năm trước.
Trong một báo cáo công bố hôm 8/11, ngân hàng Rabobank nhận định với những các thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra hiện nay ở Trung Quốc, thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới vẫn chưa thể ổn định ít nhất đến 2025.
Theo các nhà phân tích của Rabobank, cuộc khủng hoảng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi sẽ để lại những tác động lâu dài với ngành công nghiệp thịt nói chung của Trung Quốc.
Khi nguồn cung hồi phục vào năm 2025, thịt lợn vẫn là sự lựa chọn protein hàng đầu ở Trung Quốc nhưng thị phần thịt lợn trong tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ giảm về 53% so với mức 63% vào năm ngoái, Trong khi đó, thị phần của thịt gia cầm trong tổng nhu cầu thịt ở Trung Quốc được dự báo tăng lên mức 30% vào năm 2025.
Theo Viện Thực phẩm và dinh dưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong ngắn hạn, nhu cầu thịt tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc có thể giảm đến 50% khi giá thịt lợn liên tiếp cán các mức lỷ lục mới.
Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn ở Trung Quốc sẽ phục hồi về mức cân bằng 47-49 triệu tấn vào năm 2025 nhưng con số này vẫn thấp hơn so với trước lúc dịch tả lợn châu Phi xuất hiện.
Trong một chuyến thăm gần đây đến các tỉnh có đàn lợn lớn như Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã hối thúc các chính quyền địa phương tái đàn lợn với mục tiêu đưa số lượng đàn lợn trở về mức bình thường vào năm 2020.
Xem thêm>> Con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm ‘khốn khổ’ vì bị cấm ăn chơi xa xỉ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.