'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo một báo cáo vừa công bố, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng ngành ngân hàng trong năm 2022 vẫn sẽ đạt được tăng trưởng lợi nhuận tốt, tuy nhiên sẽ có sự phân hoá rõ nét. Trong thời gian tới, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại có thể sẽ tăng trưởng chậm lại do dư địa room tín dụng không còn nhiều và NIM chịu áp lực khi lãi suất huy động đang có xu hướng tăng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm đạt 9,91%. Với mục tiêu tăng tín dụng trong hạn mức 14%, room tín dụng trong 4 tháng cuối năm chỉ còn khoảng 4%.
Vừa qua, NHNN đã có quyết định nới room chính thức cho các ngân hàng với mức tăng có sự phân hóa, dao động từ 0,7 - 4%. Theo đó, NHNN đa số ưu tiên các ngân hàng có hệ số an toàn vốn CAR cao, chất lượng tài sản tốt, xếp hạng tín nhiệm cao, cơ cấu danh mục tín dụng lành mạnh và tham gia thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) là ngân hàng TMCP được cấp thêm hạn mức nhất ngành (4%).
Theo sau là một số ngân hàng có chỉ số tài chính tốt, tham gia nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) được nới trên 3% “room” tín dụng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) được nới 2,7%.
Agriseco ước tính quy mô điều chỉnh thêm vừa qua vẫn chưa chạm tới mục tiêu 14% trong bối cảnh NHNN phải cân đối giữa ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và lạm phát, kỳ vọng vào một đợt bổ sung “room” giai đoạn cuối năm cho một số ngân hàng.
Về NIM, Agriseco dự báo NIM toàn ngành có thể chịu áp lực thời gian tới khi lãi suất đầu vào có xu hướng tăng nhưng lãi suất cho vay được duy trì ổn định. Trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá neo cao, thanh khoản căng, lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng vượt mức kỷ lục 7,5% trong gần một thập kỷ, vừa qua NHNN đã điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu) thêm 1% sau gần 2 năm ổn định mức thấp.
Cùng với đó, trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (1 tháng đến dưới 6 tháng) được tăng lên mức 5% trong khi lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng lên 0,5%.
Định hướng điều hành của NHNN hiện nay là tăng lãi suất huy động nhưng vẫn cố gắng duy trì ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Thêm vào đó, Thông tư 08/2021 quy định về điều chỉnh mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 37% hiện tại xuống 34% vào đầu tháng 10 cũng có thể khiến chi phí vốn các ngân hàng gia tăng (do phải tăng huy động dài hạn khiến chi phí vốn cao hơn).
Agriseco cho rằng NIM sẽ có sự phân hoá, trong đó NIM có thể ổn định tại các ngân hàng tạo dựng được hệ sinh thái đa dạng, đẩy mạnh phát triển công nghệ số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và có khả năng huy động vốn từ thị trường quốc tế.
Về hoạt động ngoài lãi, Agriseco kỳ vọng thu ngoài lãi sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong nửa cuối năm, với đóng góp chính là khoản thu dịch vụ bancassurance và phí thẻ.
Công ty chứng khoán này cho biết doanh thu bancassurance hiện chiếm đa số trong doanh thu phí của các ngân hàng. Theo số liệu Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nửa đầu năm ước đạt hơn 84 nghìn tỷ đồng (tăng 15,6% so với cùng kỳ).
“Như vậy, mảng kinh doanh bảo hiểm đang dần tăng trưởng tích cực và còn nhiều dư địa với tỷ lệ thâm nhập cùng phí bảo hiểm bình quân vẫn ở mức thấp. Thêm vào đó, kỳ vọng Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi mới được thông qua có hiệu lực vào đầu năm 2023 sẽ có tác động tích cực tới ngành”, báo cáo của Agriseco nêu rõ.
Trong thời gian tới, các ngân hàng có thể sẽ tiếp tục được ghi nhận các khoản phí trả trước phân bổ từ các thương vụ ký kết độc quyền với các công ty bảo hiểm (như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) đàm phán lại với Prudential, HDB đang tìm kiếm đối tác,...), đóng góp tích cực vào sự phát triển lợi nhuận các ngân hàng.
Về kinh doanh trái phiếu, Agriseco cho rằng mảng kinh doanh này của các ngân hàng có thể gặp trở ngại khi mặt bằng lãi suất đang nhích tăng và giá trị các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị thị trường (mark to market).
Tuy nhiên, theo Agriseco, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể sẽ bớt ảm đạm hơn từ quý cuối năm 2022 khi Nghị định 65 được ban hành vừa qua sẽ củng cố hành lang pháp lý, khơi thông lại nguồn vốn, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh huy động qua kênh trái phiếu doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào tín dụng ngân hàng.
“Điều này sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng khi phần lớn nguồn vốn huy động là ngắn hạn (chiếm khoảng 80% tổng huy động)”, báo cáo của Agriseco nêu rõ.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng Nghị định 65 có thể cân đối hài hòa giữa thị trường vốn và tiền tệ, thúc đẩy phát triển việc tìm kiếm vốn trung dài hạn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, vốn ngắn hạn qua các ngân hàng.
Hiện nay định hướng điều hành của NHNN là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo lộ trình, kiểm soát chặt hơn việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cùng hạn mức tín dụng không còn nhiều dư địa trong các tháng cuối năm. Do vậy, mặc dù nắm giữ lượng lớn trái phiếu phát hành ra thị trường nhưng việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng có thể sẽ kỹ lưỡng và chọn lọc hơn.
Nhìn chung, Agriseco đánh giá lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2022 và 2023 sẽ khó duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn 2020 – 2021. Động lực tăng trưởng của nhóm bị suy giảm hơn khi dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và NIM chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.