Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam về vấn đề này.
- Xin ông cho biết tiềm năng vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam?
Hiện tại Việt Nam có 45 tuyến đường thủy nội địa với 7.075km, trong đó, miền Bắc có 2.715km đường thủy nội địa, phân thành 17 tuyến tạo thành 3 hành lang chính. Miền Trung chủ yếu đường thủy nội địa ngắn, do địa hình dốc, hẹp nên chủ yếu khai thác đường thủy kết nối sông. Miền Nam có 3.186km đường thủy nội địa, phân chia 18 tuyến và các hành lang. Trong những năm gần đây, Bộ GTVT hình thành các tuyến mới xuyên việt Quảng Ninh - Quảng Bình…
Ngoài ra, còn có 23.000km tuyến đường thủy địa phương thuộc quản lý của địa phương kết nối với các tuyến đường thủy nội địa. Với hệ thống sông ngòi dày đặc đó, việc phát triển giao thông đường thuỷ rất nhiều tiềm năng.
- Để phát triển giao thông đường thuỷ nội địa, Bộ GTVT đã hình thành thêm tuyến vận tải ven biển. Đây là tuyến quan trọng trong vận tải hàng hoá, nhưng hiện vẫn khai thác hết khả năng, vậy lý do là gì, thưa ông?
Trong 3 năm qua, Bộ GTVT đã hình thành thêm tuyến mới gọi là tuyến vận chuyển ven biển từ Quảng Ninh tới Kiên Giang để khai thác dải ven bờ 12 hải lí. Điều này đã tạo bước đột phá cho vận tải đường thuỷ và hàng hải. Tuy nhiên, do những bất cập về hạ tầng nên còn vướng một số điểm nghẽn.
Ví dụ, hiện chúng ta có 251/532 cầu đường sắt, đường bộ, cầu dân sinh bắc qua các tuyến đường thủy quốc gia không đủ tĩnh không hoặc cầu cũ, cầu yếu có thể gãy sập bất cứ lúc nào, vì thế, các phương tiện lớn chưa thể đi qua.
Ngoài ra, hệ thống báo hiệu chưa đủ về số lượng, chỉ có khoảng 9.000 đèn báo hiệu ban đêm, chưa đủ cho tàu thuyền hàng hải an toàn qua lại ban đêm. Vì vậy, năng lực chuyên chở vận tải của phương tiện giảm.
Một lý do khác là do di chuyển trên sông, các phương tiện đi lại nhờ hệ thống bản đồ, bàn vẽ và các hệ thống thông báo luồng, tuy nhiên, do hạn chế về tài chính, có những tuyến đường 3-5 năm mới được thay đổi thông báo 1 lần.
Hiện có 23.000km giúp vận tải địa phương kết nối với vận tải thủy quốc gia nhưng hầu như chưa được quan tâm cũng như đảm bảo quy tắc kĩ thuật để đảm bảo tàu bè đi lại.
- Có ý kiến cho rằng, hệ thống cảng đường thuỷ còn phát triển nhỏ lẻ, manh mún, điều này làm hạn chế sự khai thác của các tàu SB chạy tuyến ven biển, ông đánh giá như thế nào về ý kiến trên?
Theo thống kê, hiện có 284 cảng đường thuỷ nội địa, trong đó, có 209 cảng hàng hóa, 11 cảng hành khách, còn lại 62 cảng là cảng chuyên dùng. Có khoảng 2.206 bến không được quản lý.
Hiện còn thiếu cảng đầu mối đủ năng lực bốc xếp, các thiết bị bốc xếp thì lạc hậu. Chủ yếu bốc xếp thủ công, hiện nay chưa có thiết bị bốc xếp hiện đại, các cảng thiếu kho bãi... Trong hệ thống cảng biển hiện nay, chưa có bến chuyên dụng bốc xếp hàng hóa từ cảng biển đến cảng nội địa.
- Để đưa vận tải thuỷ là kênh vận tải chủ lực chia lửa cho đường bộ, ngành giao đường thuỷ cần có những đột phá gì, thưa ông?
Ưu tiên hàng đầu của ngành đường thuỷ nội địa là tập trung đầu tư kết nối hệ thống hạ tầng, xoá bỏ một số cầu yếu trên tuyến.
Đặc biệt, giai đoạn 2018-2020, đẩy nhanh tiến độ Dự án Sông Đáy – Ninh Cơ; Triển khai nâng cấp kênh chợ Gạo giai đoạn 2 – tuyến kênh tấp nập vận tải thủy kế nối TPHCM – Tây Nam Bộ. Tập trung đầu tư hệ thống phao tiêu báo hiệu, tăng cường ứng dụng công nghệ quản lý vào khai thác, đảm bảo các tuyến đường giao thông vận tải thủy quan trọng
Ngoài ta, kiến nghị Thủ tướng tiếp tục các chính sách tài chính ưu tiên phát triển vận tải thủy đầu tư cảng, bến thủy đầu mối giúp tháo gỡ những nút thắt hạ tầng trong giao thông vận tải thủy.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.