Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 11/10, Ngoại trưởng Cavusoglu nêu rõ:
“Theo yêu cầu của chúng tôi, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha đã lắp đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống Patriot của họ. Các hệ thống này đều rất tốt, nhưng đó là giải pháp tình thế. Thoạt tiên lắp đặt, sau đó thu hồi, rồi lại tái lắp đặt. Tôi không nói đây là sự chỉ trích, mà là sự luân phiên hợp lý, và tôi chân thành cảm ơn các đồng minh của chúng tôi vì sự giúp đỡ này. Tuy nhiên, điều đó cho thấy chúng tôi cần phải có các hệ thống phòng không của riêng mình. Chúng tôi không muốn ở thế "xin xỏ vĩnh viễn" NATO. Đây là một lý do khiến chúng tôi mua hệ thống S-400”.
Cũng tại buổi họp báo, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO và Thổ Nhĩ Kỳ có "mối quan hệ sâu sắc được xây dựng qua nhiều thập kỷ" và liên minh "hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ bằng các hệ thống tên lửa phòng thủ".
"Chúng tôi cũng hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tăng sự hiện diện trên không và trên biển. Trong những năm qua, NATO đã đầu tư hơn 5 tỷ USD vào các cơ sở quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả cơ sở hạ tầng quan trọng như căn cứ hải quân và trạm radar", ông Stoltenberg cho biết thêm.
Tổng thư ký NATO cũng lưu ý rằng "Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc trong khu vực” và "sức mạnh lớn đi kèm với trách nhiệm lớn”.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 bắt đầu nhận bàn giao các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã làm gia tăng khả năng chính quyền Washington trừng phạt Ankara. Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố cũng khẳng định đề nghị bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Công ty Raytheon của Mỹ sản xuất cho Ankara được đưa ra trước đó đã hết hiệu lực.
Tới giữa tháng 9, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận Moscow đã hoàn tất nghĩa vụ của giai đoạn chuyển giao thứ hai. Dự kiến các hệ thống S-400 sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2020.
Thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD được giới chức Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết vào tháng 12/2017. Trước đó, tại thời điểm cuộc nội chiến ở quốc gia láng giềng Syria có những diễn biến đe dọa an ninh khu vực biên giới phía Nam, Thổ Nhĩ Kỳ đã tính đến nhu cầu mua hệ thống phòng không “rồng lửa” Patriot hiện đại nhất nhì thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, mức giá mà Washington đưa ra bị Ankara cho là quá đắt đỏ. Đến năm 2017, khi được Nga đề nghị cung cấp hệ thống S-400 với một mức giá được coi là hợp lý, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận thỏa thuận này. Mỹ đã nhiều lần đưa ra tuyên bố rằng S-400 không tương thích với tiêu chuẩn của NATO, đe dọa sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì hợp đồng mua bán này. |
Xem thêm >> Mỹ-Trung đạt thỏa thuận một phần, tiến gần tới ‘lệnh ngừng bắn’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.