'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn bản do ông Lê Ngọc Quang, Phó tổng giám đốc Vinachem ký trình. Theo nội dung văn bản, ngày 12/6/2019, Vinachem đã có văn bản về việc đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, có ý kiến chỉ đạo về kết quả xác định giá trị phần vốn và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Tập đoàn tại IRV.
Tuy nhiên đến nay, ông Quang cho biết Vinachem vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể từ phía Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Do vậy, lãnh đạo Vinachem đã kiến nghị Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, sớm có chỉ đạo hướng dẫn.
Được biết, trong văn bản hồi tháng 6/2019, Vinachem đã trình bày các khó khăn của tập đoàn này trong việc thoái vốn tại IRV.
Theo Vinachem, hồi tháng 3/2019, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) đã phát hành báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn của Vinachem và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Vinachem tại IRV (thời điểm 1/7/2018).
Tại báo cáo này, VAE đã có lưu ý đối với nội dung tiền thuê đất.
Cụ thể, đối với tiền thuê đất (diện tích hơn 39 nghìn m2 tại huyện Mê Linh, Hà Nội), Công ty cao su Sao Vàng có trách nhiệm ký nhận nợ với Cục Tài chính doanh nghiệp theo điều IV của hợp đồng thuê đất ký ngày 28/1/1997.
Năm 1997, Công ty cao su Sao Vàng (công ty thành viên của Vinachem) góp vốn cùng với các thành viên nước ngoài thành lập IRV với số vốn điều lệ là 12,5 triệu USD, trong đó Công ty cao su Sao Vàng góp 3 triệu USD (24% vốn điều lệ).
Số vốn của Công ty cao su Sao Vàng gồm: giá trị quyền sử dụng đất 2,4 triệu USD, giá trị thiết bị 261,3 nghìn USD, giá trị góp vốn bằng tiền mặt 325,8 nghìn USD.
Tháng 11/2005, HĐQT Vinachem đã có quyết định về việc điều động vốn, các quyền và nghĩa vụ của Công ty cao su Sao Vàng về công ty mẹ.
Theo nội dung công văn 474/HCVN-TCKT ngày 15/4/2015 của Vinachem, Công ty cao su Sao Vàng chưa thực hiện ghi nhận nợ số vốn đã góp bằng tiền thuê đất với Cục Tài chính doanh nghiệp và các thủ tục ghi nhận vốn góp vào nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp theo quy định tại điều IV của hợp đồng thuê đất ký năm 1997.
Vinachem có trách nhiệm rà soát, đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước (nếu có) liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất đã góp vốn theo quy định.
Theo VAE, đến thời điểm thẩm định giá, Vinachem chưa thực hiện việc điều chỉnh lại chủ thể của hợp đồng thuê đất ký ngày 28/01/1997 (Chủ thể đang là Công ty Cao su Sao Vàng).
Giá trị quyền sử dụng đất thuê tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá khởi điểm được xác định lại cho thời hạn thuê đất còn lại theo hợp đồng thuê đất tháng 1/1997 và thời hạn còn lại của liên doanh theo Giấy chứng nhận đầu tư là 18,5 năm (đến ngày 2/1/2037).
Đồng thời Công ty Cao su Inoue Việt Nam không phải trả một khoản phí hoặc tiền thuê đất nào theo hợp đồng liên doanh ký ngày 28/6/2011.
Hết thời hạn liên doanh, nếu tiếp tục kéo dài thời hạn liên doanh và đã hoàn thành công tác thoái vốn thì Công ty Cao su Inoue Việt Nam sẽ thực hiện thuê đất theo quy định.
Trường hợp sau thời điểm chuyển nhượng vốn của Vinachem, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam phải làm thủ tục thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì sẽ ảnh hưởng tương ứng đến giá trị doanh nghiệp và giá khởi điểm.
Theo Vinachem, do gặp phải vướng mắc về việc điều chỉnh hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của IRV nên tập đoàn chưa thực hiện được thoái vốn.
Để thực hiện điều chỉnh hợp đồng thuê đất ký ngày 28/1/1997, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên với nội dung thay thế “bên được thuê đất” từ Công ty cao su Sao Vàng sang Vinachem, điều chỉnh “bên cho thuê đất” từ Sở Địa chính Vĩnh Phúc sang Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Vinachem cần phải có xác nhận từ Bộ Tài chính về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với diện tích khu đất nêu trên.
Về việc này, Vinachem đã có loạt văn bản gửi Bộ Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hướng dẫn hai nội dung.
Một là khi chuyển nhượng phần vốn của Vinachem tại các công ty liên doanh, Vinachem không phải nộp tiền thuê đất đối với phần đất đã tham gia góp vốn cho đến khi kết thúc thời hạn thuê đất theo hợp đồng đã ký.
Hai là bên nhận chuyển nhượng vốn của Vinachem tại công ty liên doanh được kế thừa quyền lợi của Vinachem, không phải nộp tiền thuê đất đối với diện tích mà Vinachem đã tham gia góp vốn cho đến khi kết thúc thời hạn thuê đất theo hợp đồng thuê đất đã ký. Sau khi kết thúc thời hạn thuê đất, nếu tiếp tục sử dụng diện tích nói trên, công ty liên doanh có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với phần đất thuê theo quy định.
Đáp lại các đề nghị của Vinachem, hồi tháng 3/2019, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Vinachem rà soát lại các thủ tục liên quan đến khu đất (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất…) và các thủ tục khác (như việc nhận nợ, tiền thu sử dụng vốn vào ngân sách nhà nước) và làm việc với các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện thoái vốn.
Tuy nhiên, theo đại diện Vinachem, Bộ Tài chính lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ tài chính khi tập đoàn này chuyển nhượng vốn tại IRV.
Vinachem đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, có ý kiến chỉ đạo về kết quả xác định giá trị phần vốn của tập đoàn này và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của tập đoàn tại IRV tại các tài liệu của VAE.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.