Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thống đốc: NHNN chưa có ý định thay đổi cơ chế room tín dụng
Mới đây, trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2023, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Ngày 24/02/2023, NHNN đã có công văn 1079/NHNN-CSTT chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng năm 2023 và công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 gửi các tổ chức tín dụng.
Việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng đến thời điểm gần nhất, mức độ tập trung tín dụng, việc tham gia hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém), tình hình thực tiễn thị trường...
Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.
Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
Tín dụng đến giữa tháng 9/2023 mới tăng 5,56%, dư địa tăng trưởng còn rất lớn song các ngân hàng khó giải ngân vì sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu.
Tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp. Đây là thời điểm nhiều ý kiến đặt lại vấn đề cần bỏ room tín dụng. Tuy vậy, NHNN vẫn chưa có ý định thay đổi cơ chế điều hành room tín dụng hiện nay.
>>>Xem thêm: Thống đốc: NHNN chưa có ý định thay đổi cơ chế room tín dụng
'NHNN bắt đầu có động thái ngưng nới lỏng, hút tiền nơi dư thừa về'
Trao đổi với VietnamFinance về biến động tỷ giá gần đây, TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng, việc tỷ giá tăng là không nằm ngoài dự báo bởi vì chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ quá thấp, dẫn đến việc gây áp lực lên dòng vốn ngoại. Nếu là nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ cân nhắc việc đầu tư vào Việt Nam hay là Mỹ, nếu đầu tư vào Việt Nam họ sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá vì kỳ vọng mất giá VNĐ, nên họ sẽ kỳ vọng Việt Nam phải có mức lãi suất cao hơn so với Mỹ để bù vào rủi ro tỷ giá, người ta gọi nó là phần bù rủi ro tỷ giá trong lý thuyết về tài chính quốc tế.
Đánh giá về chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, ông Huân cho rằng không nên dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thời điểm này. Bởi lẽ mặc dù áp lực giảm giá tiền đồng đang hiện hữu nhưng nó sẽ mang yếu tố mùa vụ nhiều hơn, khi vượt qua giai đoạn áp lực kép kèm với cán cân thương mại thặng dư mạnh vào cuối năm thì cũng sẽ không quá lo lắng về tổng cán cân thanh toán. Việc dùng dự trữ chỉ gây ra tâm lý hoang mang cũng như gây áp lực thêm về lạm phát, hay thừa tiền và vừa mất dự trữ ngoại hối.
Thay vào đó, theo ông Huân, nên cho phép tỷ giá giao động trong biên độ lớn hơn, và chấp nhận giảm giá VND trong ngắn hạn, qua thời gian này tôi tin chắc tỷ giá sẽ ổn định trở lại như cuối năm 2022. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng nên giảm việc nới lỏng tiền tệ, ngưng giảm lãi suất điều hành.
"Việc Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu để hút tiền về thời gian qua là hợp lý để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ tỷ giá cũng như hút bớt tiền về, tạm ngưng việc giảm lãi suất để duy trì sự chênh lệch lãi suất đủ hấp dẫn và giảm bớt áp lực lên tỷ giá", ông Huân nhấn mạnh.
>>>Xem thêm: Biến động tỷ giá: 'NHNN bắt đầu có động thái ngưng nới lỏng, hút tiền nơi dư thừa về'
Chuyên gia: Tăng trưởng TTCK quý IV có thể không cao, kỳ vọng bứt phá trong 2024
Đánh giá về thị trường chung, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho hay từ đầu năm, VN-Index đã tăng trưởng khoảng 21% và ở mức khá cao so với những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Kết quả này phần nào cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh trước những diễn biến khả quan của nền kinh tế.
Thêm vào đó, những chính sách của Việt Nam thi hành trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng cũng như các chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất, đã thúc đẩy thêm vào mức độ phục hồi của nền kinh tế. Đồng thời, việc Việt Nam có thể đi vào vận hành hệ thống KRX vào cuối năm nay đã đưa đến kỳ vọng tạo một nền tảng tốt cho thị trường cũng như đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu cao hơn của thị trường… từ đó tiến bước trở thành một thị trường mới nổi đúng nghĩa.
Ông Trần Thăng Long cũng khẳng định thêm Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia có chỉ số chứng khoán tăng trưởng tốt nhất trong năm 2023. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của 3 tháng cuối năm có thể sẽ không cao như của giai đoạn 9 tháng vừa qua.
“Tôi nghĩ việc này cũng rất bình thường, vì 9 tháng vừa qua thì thị trường gần như đã tăng với mức độ trong tốp 10 các chỉ số tăng nhanh nhất thế giới. Tôi thấy triển vọng của năm 2024 sẽ tốt hơn khá nhiều về mặt kinh tế vĩ mô so với 2023 và như vậy thị trường chứng khoán cũng sẽ tích cực theo”, ông Long nhấn mạnh.
>>>Xem thêm: Chuyên gia: Tăng trưởng TTCK quý IV có thể không cao, kỳ vọng bứt phá trong 2024
"Thuế tối thiểu toàn cầu không bắt buộc nhưng Việt Nam phải áp dụng"
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.
"Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".
Vì thế, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
"Việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận", ông Phớc nêu rõ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, mục đích xây dựng Nghị quyết nhằm xây dựng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024; đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam; tạo mức độ tin tưởng giữa doanh nghiệp và Chính phủ để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
>>>Xem thêm: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thuế tối thiểu toàn cầu không bắt buộc nhưng Việt Nam phải áp dụng
"Không có chuyện thiếu room tín dụng, các ngân hàng thoải mái nguồn lực cho vay"
Liên quan đến vấn đề làm thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với tín dụng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết từ đầu năm đã đặt ra vấn đề mở rộng tín dụng thông qua 11 giải pháp lớn.
Trong đó, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã tạo thanh khoản, dư địa cho tổ chức tín dụng. Không có câu chuyện thiếu room tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại rất thoải mái nguồn lực cho vay. Ngân hàng sử dụng công cụ để tạo nguồn lực, hạ lãi suất để đầu vào của doanh nghiệp được giảm thấp.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ lãi suất điều hành 2% cho 4 lần từ đầu năm. Thông điệp cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng là phải hạ lãi suất cho vay. Điều này đang diễn ra rất tích cực, nhất là 1 tháng gần đây.
Phía Ngân hàng Nhà nước cũng tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật (như Thông tư 06 là một điển hình) tạo dư địa pháp lý cho các tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm cạnh tranh, điều kiện cho vay nhiều hơn, đồng thời cũng tạo thêm điều kiện buộc các ngân hàng thương mại phải tính đến câu chuyện giữ khách hàng và hạ lãi suất.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoản lãi đến hạn nếu còn khó khăn. Cụ thể, với Thông tư 42 ngay từ đầu năm, đến nay có hơn 120.000 tỷ đồng đã được thực hiện.
Đặc biệt là giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Phó Thống đốc cho biết các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Đồng thời tham gia với tư cách là nhà đầu tư vào các trái phiếu của doanh nghiệp.
"Hiện nay chúng tôi đang duy trì 4 tổ chức tín dụng với số trái phiếu trên 231.000 tỷ đồng", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay.
>>>Xem thêm: 'Không có chuyện thiếu room tín dụng, các ngân hàng thoải mái nguồn lực cho vay'
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.