Thông qua Nghị quyết về nợ xấu: 'Rã máu đông, thông động mạch chủ'

An Lan - 21/06/2017 10:55 (GMT+7)

(VNF) - Với 86,35% đại biểu có mặt tán thành, những nút thắt về xử lý nợ xấu chính thức được tháo gỡ.

Sáng nay (21/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Đây là nghị quyết được mong đợi từ lâu của giới ngân hàng.

Cụ thể, 86,35% số đại biểu có mặt tán thành. Tỷ lệ không tán thành nghị quyết này cũng khá cao, tới hơn 6% tương đương với 31 đại biểu. Có 12 đại biểu không biểu quyết. Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Nhiều đại biểu Quốc hội có chung nhận định, có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu lúc này là hết sức cấp thiết để "rã cục máu đông", khơi thông "động mạch chủ" của nền kinh tế.

Có hiệu lực đối với khoản nợ trước thời điểm 15/8/2017

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến nhất trí với phạm vi nợ xấu cần xử lý là các khoản nợ xấu phát sinh trong thời hiệu của Nghị quyết để thống nhất các biện pháp xử lý nợ xấu, tạo điều kiện cho các TCTD xử lý tối đa nợ xấu.

Một số ý kiến đề nghị Nghị quyết chỉ xử lý đối với khoản nợ xấu tính đến 31/12/2016 để nâng cao trách nhiệm của TCTD trong quan hệ tín dụng. Có ý kiến đề xuất Nghị quyết áp dụng đối với khoản nợ xấu đến thời điểm ngày 31/12/2017.

Theo báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến của đại biểu do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc hội, có 2 phương án quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu của hai phương án không có sự chênh lệch lớn (phương án 1: 203 phiếu/phương án 2: 193 phiếu), không quá bán so với số đại biểu.

Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy để bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng như đã đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020 nợ xấu của các tổ chức tín dụng xuống dưới 3%. Mặt khác, đây là Nghị quyết thí điểm mang tính đặc thù giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường trong thời gian vừa qua, cho nên cần có chính sách phù hợp để xử lý nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực được xác định là ngày 15/8/2017.

Còn sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới. Sau quá trình thực hiện Nghị quyết, Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh mang tính thường xuyên, thuộc rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo phương án nêu trên sẽ bảo đảm nguồn lực để tập trung xử lý các khoản tín dụng xấu đang gây cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng, tránh việc các TCTD có thể lạm dụng các quy định của Nghị quyết để xử lý nợ xấu của các khoản nợ phát sinh sau ngày 15/8/2017.

Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu

Một số ý kiến đề nghị không chỉ quy định bảo vệ quyền lợi người gửi tiền mà cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi vay, người có liên quan; cân nhắc dùng từ "chủ nợ" trong dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu chỉnh lý, không quy định khái niệm "chủ nợ", bổ sung làm rõ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên bao gồm TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết. Như vậy, quy định đã bao quát các chủ thể liên quan, trong đó có TCTD, người đi vay...

Một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ nguyên tắc "không sử dụng ngân sách nhà nước". Có ý kiến đề nghị vẫn xem xét sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu trong trường hợp nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, sửa đổi quy định "Không sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho xử lý nợ xấu" thành "Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu" tại khoản 3 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết để phản ánh đúng nội dung Nghị quyết và phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Theo số liệu do Thống đốc NHNN báo cáo lên Quốc hội, tính đến 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng là trên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua, nhưng chưa xử lý được, là trên 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ. Như vậy, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ.

Còn nếu tính tổng cả nợ xấu nội bảng, nợ có nguy cơ tiềm ẩn và nợ bán cho VAMC chưa được xử lý thì tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là 10,08%, tương đương khoảng 600.000 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và liên tục trúng nhiều thầu

Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và liên tục trúng nhiều thầu

(VNF) - Nợ thuế, bị nhắc nhở nhiều lần nhưng Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình vẫn duy trì tỷ lệ trúng thầu 100%, liên tục trúng thầu các gói thầu lớn tại Công ty Than Cao Sơn và công ty Than Núi Béo.

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại Việt An kinh doanh thua lỗ, Doanh thu lĩnh vực kinh doanh chính bằng 0 đồng, lợi nhuận âm, vốn điều lệ điều chỉnh giảm hơn 32%. Mặc dù vậy, đơn vị này mới huy động thành công 1.250 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 1 ngày nhằm thanh toán tiền đầu tư BĐS

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

(VNF) - Giới phân tích cho rằng, điện than và thuỷ điện sẽ hưởng lợi và nắm vai trò chủ đạo trong năm 2024 khi có sự hỗ trợ của hiện tượng La Nina (đối với thuỷ điện) và giá nhiên liệu giảm (đối với điện than).

Trung Quốc cùng Nga thử nghiệm ‘canh bạc tiền tệ’

Trung Quốc cùng Nga thử nghiệm ‘canh bạc tiền tệ’

(VNF) - Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga, sử dụng trong các giao dịch quốc tế sau khi Nga gần như bị đóng băng khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do những đòn trừng phạt liên quan tới chiến sự Ukraine.

DN rời thị trường lớn, tuổi thọ ngày càng thấp, nội lực vẫn còn yếu

DN rời thị trường lớn, tuổi thọ ngày càng thấp, nội lực vẫn còn yếu

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tranh doanh nghiệp tương đối ảm đạm, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lớn, tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp có xu hướng thấp đi, nội lực doanh nghiệp vẫn còn yếu.

Đang ‘khát vốn’, Saigontel vẫn đầu tư dự án BĐS tâm linh 400 tỷ đồng

Đang ‘khát vốn’, Saigontel vẫn đầu tư dự án BĐS tâm linh 400 tỷ đồng

(VNF) - Bên cạnh 7 dự án bất động sản công nghiệp triển khai trong năm 2024, Saigontel sẽ tham gia đầu tư dự án xây dựng công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên Tân Thành quy mô 40,34ha tại Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Ra điều kiện chọn DN làm khu đô thị hơn 1.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Ra điều kiện chọn DN làm khu đô thị hơn 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Để làm dự án Khu đô thị Vạn Xuân 3, phường Nam Tiến, TP.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư cần vốn chủ sở hữu tối thiểu gần 159 tỷ đồng và kinh nghiệm tham gia một dự án trong lĩnh vực khu đô thị mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính...

Bình Định: Đấu giá gần 400 lô đất ở, dự thu gần nghìn tỷ đồng

Bình Định: Đấu giá gần 400 lô đất ở, dự thu gần nghìn tỷ đồng

(VNF) - Bình Định sẽ đấu giá hơn 400 lô đất ở, trong đó 217 lô thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội và 178 lô thuộc các khu tái định cư của huyện Tuy Phước.

‘Đội lái’ cổ phiếu PSH bị phạt nặng: Vạch trần chiêu trò tạo cung cầu giả

‘Đội lái’ cổ phiếu PSH bị phạt nặng: Vạch trần chiêu trò tạo cung cầu giả

(VNF) - Bốn cá nhân đã sử dụng 26 tài khoản và liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PSH nhằm mục đích tạo cung cầu giả với quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

DN đóng cửa ngày càng tăng: Thực tế đáng suy ngẫm

DN đóng cửa ngày càng tăng: Thực tế đáng suy ngẫm

(VNF) - Đại biểu Quốc hội cho rằng đây là thực tế đáng suy ngẫm và cần đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân.