‘Canh bạc tiền tệ’ của Trung Quốc và Nga: Thách thức vị thế đồng USD
(VNF) - Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga, sử dụng trong các giao dịch quốc tế sau khi Nga gần như bị đóng băng khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do những đòn trừng phạt liên quan tới chiến sự Ukraine.
Thử nghiệm quá trình phi USD hóa trên quy mô lớn
Tính đến tháng 12/2023, đồng nhân dân tệ chiếm khoảng 1/3 thương mại của Nga. Trả lời phỏng vấn Newsweek, ông Vincent Deluard, giám đốc Chiến lược vĩ mô toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính StoneX Group Inc., cho hay : “Mối quan hệ Trung-Nga đang cho phép Trung Quốc thực sự thử nghiệm quá trình phi USD hóa trên quy mô lớn”.
Theo phân tích của Nikkei, trong quý I/2023, các giao dịch quốc tế của Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ đã lần đầu tiên vượt qua các giao dịch được thực hiện bằng đồng USD.
Đồng nhân dân tệ cũng đang đạt được sức hút trong thương mại giữa các nước bên thứ ba. Chính phủ Bangladesh đã bật đèn xanh cho khoản thanh toán trị giá 318 triệu USD bằng nhân dân tệ cho Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga để xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Rooppur.
Đồng tiền này cũng đang được sử dụng nhiều hơn ở Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc và thành viên BRICS Saudi Arab đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ USD.
Ông Deluard cho rằng “đạt được quyền tự chủ chiến lược là ngôi sao dẫn đường của Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD là rất quan trọng để tránh đòn bẩy và sự trả đũa của Mỹ, như trường hợp của Nga đã chứng minh.
Sức mạnh của đồng bạc xanh
Dù đã được sử dụng nhiều hơn, đồng nhân dân tệ vẫn chiếm một phần nhỏ trong thanh toán toàn cầu, tăng lên 4,5% trong tháng 3 trong khi đồng bạc xanh vẫn ở mức khoảng 47%.
Bất chấp dự đoán của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng việc đồng USD suy giảm tầm quan trọng là "không thể đảo ngược", đồng bạc xanh của Mỹ vẫn đang chiếm ưu thế. Trong phân bổ dự trữ ngoại hối toàn cầu đến quý IV/2023, USD chiếm quy mô lớn nhất, lên đến 58,41%.
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng euro đứng thứ hai với mức dưới 20% và đồng nhân dân tệ đứng thứ sáu với 2,29%.
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trùng hợp với việc nước này đang nhanh chóng tích trữ vàng, dầu, đồng và các tài nguyên khác. Các nhà phân tích tin rằng các hành động này cũng nhằm mục đích tăng cường quyền tự chủ.
Ông Deluard so sánh chiến lược này với việc Mỹ thành lập Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược sau khi nhận ra nguy cơ phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông.
Thương mại Trung Quốc-Nga đã bùng nổ kể từ xung đột tại Ukraine diễn ra, đạt kim ngạch kỷ lục 240 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt thứ cấp của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khiến hoạt động kinh doanh giữa Trung Quốc và Nga gặp trở ngại. Các thương nhân Nga phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn khi giải quyết thanh toán.
Các ngân hàng lớn của Trung Quốc, bao gồm ICBC, Ngân hàng CITIC Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc, được cho là đã tạm dừng hoàn toàn các khoản thanh toán.
Reuters trích dẫn các nguồn tin hồi tháng trước ước tính rằng có tới một nửa giao dịch của các công ty Nga với Trung Quốc hiện được xử lý bởi những bên trung gian từ các khu vực pháp lý thân thiện như Hồng Kông, Kazakhstan hoặc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng phía bắc đã giảm trong tháng 3 lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc ‘đau đầu’ vì dư thừa điện mặt trời
- Cổ phiếu Nvidia đạt kỷ lục mới nhất, công lớn nhờ tỷ phú Elon Musk 29/05/2024 03:16
- Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga 29/05/2024 11:55
- Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình' 29/05/2024 10:10
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.