Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nghề tư vấn tài chính và quản lý tài sản vốn được cho là để phục vụ những khách hàng giàu có. Tuy nhiên, nhu cầu quản lý tài chính đối với các cá nhân có thu nhập thấp hơn cũng là rất lớn. Trong đó, câu hỏi được nhiều người trẻ thắc mắc là làm thế nào để tích luỹ được tài sản lớn từ một vài tỷ trở lên.
Hiện nay, mức lương 15 triệu đồng/tháng là mức lương phổ biến tại các thành phố ở Việt Nam. Với mức lương 15 triệu đồng/tháng, sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,... một cá nhân chỉ còn lại một khoản tiền nhỏ để tiết kiệm, đặc biệt là với người có gia đình, con cái. Với mức lương này, việc chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để đạt được 1 tỷ đồng dường như là một thách thức, tuy nhiên điều này không phải là một bài toán không có lời giải.
Đầu tiên, cần xác định động lực kiếm tiền. Ví dụ như nếu kiếm 1 tỷ đồng để kết hôn thì mong muốn xây dựng gia đình là mục tiêu lớn.
Tiếp theo, cần “tiết kiệm” và “đầu tư” một cách hợp lý. Về tiết kiệm, bắt buộc phải quản lý được thu - chi của cá nhân/gia đình mình. Nếu đã kết hôn, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu hai vợ chồng có chung mục tiêu và giống nhau về lối sống (hành vi tiêu dùng cá nhân); trường hợp một người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn còn người kia có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thì bắt buộc phải có mục tiêu chung.
Lập một kế hoạch tài chính là điều quan trọng, trong đó, cần xác định tình hình tài chính hiện tại cũng như lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho những năm tới. Hãy liệt kê “thu nhập”, bao gồm tất cả các nguồn như lương, tiền thưởng, thu nhập từ đầu tư...; “chi tiêu” như ăn uống, nhà ở, đi lại,...; và “tài sản”, bao gồm tất cả những gì bạn đang sở hữu.
Nếu bạn đã có khoản tiết kiệm từ 100 triệu đồng thì đó là điều rất đáng mừng bởi hai lý do. Thứ nhất là bạn đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Hai là bên cạnh thu nhập chủ động 15 triệu đồng/tháng thì bạn có thêm thu nhập khoảng 0,5 triệu đồng/tháng từ lãi tiền gửi nếu đem số tiền trên gửi ngân hàng với lãi suất 6%. Sau khi có được bức tranh tài chính hiện tại, hãy lên kế hoạch tiết kiệm cho những năm tới.
Để đạt tới mục tiêu tích lũy 1 tỷ đồng, bạn cần phải tiết kiệm được tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, đừng quên 0,5 triệu/tháng từ lãi tiền gửi. Việc theo dõi các khoản thu nhập và chi tiêu sẽ giúp bạn xác định được những khoản chi tiêu không cần thiết và cắt giảm chúng.
Về “đầu tư”, mục tiêu là rút ngắn thời gian tích lũy. Với số tiền 5,5 triệu đồng dư hàng tháng, nếu cứ gửi tiết kiệm với lãi suất 6% thì sau hơn 10 năm, bạn sẽ có được 1 tỷ đồng. Muốn rút ngắn thời gian không quá 10 năm, chúng ta cần cân nhắc đến đầu tư.
Để đưa ra được lựa chọn chính xác không phải là một quyết định dễ dàng với bất kỳ ai, nhất là các quyết định về tài chính. Ví dụ như chúng ta không biết được phương án nào sẽ tốt hơn trong hai phương án sau: (1) Gửi tiết kiệm hưởng lãi suất 6%/năm nhưng an toàn hay (2) đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán với mức lợi tức kỳ vọng 14%/năm nhưng rủi ro cao hơn.
Chính vì thế, để đưa ra quyết định chính xác nhất, cần phải theo dõi các thông tin liên quan và/hoặc tham khảo từ các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân. Tuy nhiên, có thể thực hiện theo 2 phương án.
Phương án 1 là mỗi tháng dành 3,5 triệu đồng để tiết kiệm và 2 triệu đồng để đầu tư thì sau 10 năm bạn sẽ có khoảng 1,1 tỷ đồng (không kể đến số tiền 100 triệu đồng ban đầu, được coi là quỹ dự phòng và không dùng để đầu tư).
Phương án 2 là giai đoạn 3 năm đầu của khung thời gian 10 năm, chúng ta sẽ tiết kiệm để có một khoản tiền nhất định, sau đó chúng ta sẽ dùng khoản tiền tiết kiệm ban đầu đó đầu tư để có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và sau 10 năm kỳ vọng có khoảng 1,35 tỷ đồng. Phương án 2 khó thực hiện hơn và do đó cũng mang lại kết quả tốt hơn.
Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: Mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và khung thời gian đầu tư trước khi quyết định. Ngoài ra, khi đứng trước nhiều cánh cửa, nếu chọn mở cánh cửa này có nghĩa là chúng ta bỏ qua các cánh cửa khác, và thiệt hại tài chính giữa phương án bạn chọn và phương án tốt nhất gọi là chi phí cơ hội, đây chính là cái giá phải trả nếu chúng ta lựa chọn quá an toàn.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư là điều cần thiết để bạn có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình khi cần. Nếu bạn không theo dõi hiệu quả đầu tư của mình, bạn sẽ không biết được kênh đầu tư nào đang hoạt động hiệu quả và kênh đầu tư nào cần điều chỉnh. Có nhiều cách để bạn có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư của mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi của các công ty chứng khoán, sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hoặc so sánh hiệu quả đầu tư của bạn với các kênh đầu tư khác.
Có 2 lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Lời khuyên đầu tiên là hãy “kiên trì, kỷ luật và linh hoạt”. Kiên trì là việc bạn tiếp tục đầu tư ngay cả khi thị trường biến động, nếu bạn kiên trì đầu tư, bạn sẽ có thể kiếm được lợi nhuận lớn trong dài hạn. Kỷ luật là việc bạn tuân thủ kế hoạch đầu tư của mình và không đầu tư theo cảm xúc, nếu bạn đầu tư theo cảm xúc, bạn có thể mất tiền. Bên cạnh đó, kế hoạch tài chính cá nhân cần được xem xét một cách linh hoạt, có thể điều chỉnh theo thời gian.
Lời khuyên thứ hai là hãy không ngừng học hỏi về tài chính, bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính và tham gia các cộng đồng tài chính để học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.