Thủ tướng: 'Cần tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy sản xuất bằng được vaccine trong nước'

Hoàng Sơn - 27/11/2021 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 27/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước.

VNF
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp sáng 27/11.

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hai năm phòng, chống dịch, Việt Nam đã đúc rút được các nguyên lý phòng, chống dịch dựa trên 3 trụ cột về cách ly, xét nghiệm, điều trị và phương châm “5K+vaccine+thuốc điều trị+công nghệ+đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Việt Nam đã chuyển hướng chiến lược từ “0 COVID-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Để phòng, chống dịch hiệu quả, thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế cho thấy vaccine có tính chất quyết định, cộng với ý thức người dân là rất quan trọng. Việc thúc đẩy sản xuất vaccine và thuốc điều trị sẽ giúp tăng cường năng lực y tế trong nước, góp phần phát triển ngành công nghiệp dược của Việt Nam.

Thủ tướng hoan nghênh Bộ Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia đã hưởng ứng sự kêu gọi, phát động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, vào cuộc tích cực, chủ động trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị trên tinh thần nhân đạo, trị bệnh cứu người.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là quyết tâm, phấn đấu sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước để chủ động phòng chống dịch hiệu quả, tiết kiệm ngân sách và chứng minh trí tuệ, sức sáng tạo của con người Việt Nam.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là nhất quán, xuyên suốt, quyết liệt để sản xuất bằng được vaccine và thuốc phòng, chống COVID-19 dựa trên truyền thống nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc và vaccine trong nhiều năm qua, phát huy năng lực sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường của nhân dân ta, của ngành dược, ngành y tế, sự nỗ lực của các nhà khoa học, chuyên gia, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Chia sẻ với các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, Thủ tướng nêu rõ đây là công việc rất quan trọng, rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm do liên quan tới tính mạng, sức khỏe người dân. Do đó, cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết để nhận thức và hành động cho đúng. Cần hết sức tránh hai khuynh hướng là chủ quan, nóng vội và trì trệ, bảo thủ, cản trở sự phát triển, bảo đảm thực chất, không chạy theo thành tích.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh cần tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất bằng được vaccine và thuốc trong nước, nhưng phải bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, chống mọi tiêu cực, sách nhiễu, lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Đây là những yêu cầu rất khắt khe.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chịu bất cứ một tác động, sức ép nào. Các cơ quan quản lý, chuyên môn cần làm việc công tâm, khách quan, trung thực, hiệu quả để đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng đề ra, bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật.

Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất cần kiên trì theo đuổi công việc này vì mục tiêu khoa học, tinh thần nhân đạo và bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, tính mạng và sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát lại, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất thuốc và vaccine trong nước. Vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì đề xuất cấp đó tháo gỡ trên tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Bộ Y tế chủ trì, các cơ quan, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để mọi việc thông suốt, xử lý ngay các vướng mắc, không để kéo dài, ách tắc, công tác truyền thông cần chủ động, tích cực nhưng thận trọng, trung thực và khách quan.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11, trên thế giới có 326 loại vaccine đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau. Có 24 loại vaccine đã được phê duyệt sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép. Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận.

Tại Việt Nam, hiện có 9 loại vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp. Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.

Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

(VNF) - Là "ông lớn" trong ngành giao thông với số vốn điều lệ gần cán mốc 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng và sở hữu hệ sinh thái đa ngành, khá bất ngờ khi Phương Thành Tranconsin vừa bị bêu tên vì chậm đóng BHXH.

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

(VNF) - “Có doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mọi quy trình trên nền tảng online nhưng khi đưa khách đến các địa phương thì vẫn phải mua vé tại chỗ”, ông Trương Gia Khánh, Giám đốc điều hành Công ty du lịch VianTravel, lấy ví dụ về thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, khoảng 1 - 2 tháng nữa dự án Aqua City của Novaland có thể sẽ tiếp tục được triển khai.

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

(VNF) - Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố chương trình hỗ trợ quốc gia trị giá 26 nghìn tỷ won (19 tỷ USD) để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua gay gắt diễn ra trên toàn cầu.

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

(VNF) - Nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm hè, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 cho chặng Hà Nội – Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, nhằm mục tiêu tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay.

Nhận diện Xây dựng công trình giao thông 236 từng bị xác định dấu hiệu gian lận hồ sơ

Nhận diện Xây dựng công trình giao thông 236 từng bị xác định dấu hiệu gian lận hồ sơ

(VNF) - Thông tin E-HSĐXKT của CTCP Quản lý và Xây dựng công trình giao thông 236 (Xây dựng công trình giao thông 236) được xác định có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu theo quy định của Luật đấu thầu, Cục Đường bộ Việt Nam đã quyết định cấm thầu đối với cá nhân

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng đinh nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

(VNF) - NHNN vừa công bố quyết định thanh tra 2 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu.

Chấm dứt dự án nước sạch gần 700 tỷ của Shark Liên tại Hà Nội

Chấm dứt dự án nước sạch gần 700 tỷ của Shark Liên tại Hà Nội

(VNF) - Tập đoàn AquaOne của Shark Liên là chủ đầu tư dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống cung cấp nước sạch cho một số vùng tại Hà Nội.