'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw của Ba Lan hồi cuối tuần qua, bà Merkel tuyên bố Đức ủng hộ Dòng chảy phương Bắc-2, nhưng "cần có những đảm bảo" phù hợp với luật pháp của Liên minh châu Âu (EU) về việc gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Ukraine sau năm 2024.
"Tôi đã nói rằng chúng tôi ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng chúng tôi cần có những đảm bảo. Việc Mỹ và Đức đạt thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2 chính là đảm bảo như vậy”, bà Merkel trả lời câu hỏi của báo chí địa phương về cách ngăn chặn Nga sử dụng Dòng chảy phương Bắc 2 thành vũ khí địa chính trị.
"Tôi hiểu mối lo ngại của Ukraine, tôi đã nói chuyện với Tổng thống Volodymyr Zelensky về điều này. Đối với các cuộc đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận quá cảnh giữa Nga và Ukraine sau năm 2024, chúng tôi đã chỉ định một đại diện đặc biệt tham gia các cuộc thảo luận này", bà Merkel nhấn mạnh thêm.
Thủ tướng Đức cũng chỉ ra rằng cần phải xem xét sự tham gia của Ủy ban châu Âu trong quy trình chứng nhận của Nord Stream 2 AG với tư cách là một nhà điều hành độc lập chính trong mối liên hệ này.
Tuyên bố của Bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh ông Alexey Miller, Chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom, mới đây cho biết đoạn đường ống cuối cùng của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã được đấu nối và cố định thành công vào sáng 10/9, theo đó việc thi công đường ống đã chính thức hoàn thành.
Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho hay Gazprom dự định bắt đầu cung cấp "nhiên liệu xanh" thông qua đường ống từ ngày 1/10.
Một số nước như Ukraine, Latvia, Litva và Ba Lan bày tỏ lo ngại dự án sẽ gây tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị và đi ngược lại chính sách của châu Âu trong bảo đảm an ninh năng lượng.
Nhiều nước lo ngại dự án sẽ làm gia tăng sự ảnh hưởng của Nga đối với châu Âu thông qua việc cung cấp khí đốt tự nhiên cũng như gây tổn hại cho Ukraine, quốc gia sẽ bị mất khoản phí vận chuyển cho hoạt động vận chuyển khí đốt. Hiện tại, phần lớn xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đều đi qua Ukraine. Nhờ đó, hàng năm Ukraine sẽ nhận được hàng tỷ USD phí vận chuyển.
Trước đó, Mỹ và Đức hồi tháng 7 đã đạt được thỏa thuận cho phép dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được hoàn thiện, chấm dứt nhiều năm căng thẳng giữa hai nước.
Tuy nhiên, theo tạp chí Wirtschaftswoche của Đức, vẫn có những lý do khác có thể ngăn cản sự vận hành của Dòng chảy phương Bắc 2. Đầu tiên là quy trình chứng nhận được thực hiện tại Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức (BNA) trực thuộc Bộ Kinh tế Đức (FRG). Trước khi chứng nhận, cơ quan này cần loại trừ khả năng đường ống dẫn khí đe dọa đến an ninh của nguồn cung cấp khí đốt cho Đức và châu Âu.
Trở ngại thứ hai là các quy định của EU, trong đó có chỉ thị về quản lý thị trường khí đốt được Nghị viện châu Âu thông qua tháng 4/2019, yêu cầu sự độc lập giữa công ty cung cấp và các công ty vận chuyển khí đốt.
Để Dòng chảy phương Bắc 2 đáp ứng được yêu cầu này, Gazprom chỉ được chiếm 50% sản lượng của đường ống và phải nhường phần còn lại cho các nhà cung cấp thay thế, đồng thời công ty điều hành dự án Nord Stream 2 AG phải độc lập với Gazprom.
Xem thêm >> Chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Covid-19, doanh nghiệp toàn cầu bùng nổ đầu tư
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.