Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Theo báo cáo, khu vực kinh tế tư nhân hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, 82% tổng số lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tư nhân có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị còn hạn chế; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh mang tính thời vụ, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao.
Tại phiên họp, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những "đòn bẩy, điểm tựa", có tính khả thi, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).
Thủ tướng nhấn mạnh cần giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân; huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định (nội lực gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử), kết hợp hiệu quả, hài hòa với nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên trong phát triển kinh tế tư nhân.
Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, phải thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, khẳng định đây là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh rộng nhất, nhiều nhất có thể dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau; quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên, tài sản của đất nước; chuyển trạng thái từ thụ động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kinh tế tư nhân sang trạng thái chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân.
Về mục tiêu, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, đặt mục tiêu cao hơn về đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP, tăng năng suất lao động…
Thủ tướng yêu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế với tinh thần thể chế phải thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ; đặc biệt là bảo đảm việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể với thời gian quy định cụ thể (ví dụ bao nhiêu ngày, giờ, phút…) và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.
Để giải phóng nguồn lực trong dân, phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
Thủ tướng nhấn mạnh phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, mang lại hiệu quả cho xã hội, làm giàu cho chính mình, gia đình và làm giàu cho đất nước.
Thủ tướng cho rằng cần thúc đẩy quản trị thông minh; phát triển hạ tầng để giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, năng năng suất lao động. Huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân trong tham gia các công trình trọng điểm quốc gia, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng lưu ý, cùng với việc xây dựng dự thảo Đề án, Nghị quyết để trình Bộ Chính trị, cần xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để ban hành, tổ chức thực hiện ngay sau khi Đề án, Nghị quyết được Bộ Chính trị thông qua; đồng thời khẩn trương xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng dự án luật về kinh tế tư nhân.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
(VNF) - Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.
(VNF) - Bộ Tài chính vừa tăng mức chi công tác phí. Theo đó, từ ngày 4/5, lãnh đạo cấp bộ trưởng được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 4 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức cũ.
(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất Nhà nước bố trí khoảng 14.800 tỷ đồng tiền tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2024 để mua lại và hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn.
(VNF) - Điều tra Doanh nghiệp năm 2025 do Cục Thống kê tổ chức nhằm thu thập thông tin toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trên cả nước…
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau khi Trung ương thông qua đề án sáp nhập tỉnh, xã, Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công việc này vào ngày 16/4.
(VNF) - Nhờ những tiềm năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất xe điện, y tế,… cũng như được nhận định có dư địa tăng giá trong tương lai, bạc dần trở thành một kênh đầu tư tích trữ mới trên thị trường, nhất là khi giá vàng tăng cao kỷ lục đạt hơn 100 triệu đồng/lượng.
(VNF) - 15 năm sau ngày khởi công, Thủy điện Hồi Xuân (ở Thanh Hóa) vẫn “án binh bất động”, chưa xong việc GPMB. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng nước ngoài và cả ngân hàng trong nước cũng đang đọng vốn trăm tỷ đồng tại dự án.
(VNF) - Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại TP. HCM. Đồng thời yêu cầu, quá trình kiểm tra, rà soát và thực hiện kết luận thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm hình sự, phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.