'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại: "Cách đây tròn 1 năm, chúng ta gặp nhau trong bối cảnh rất đặc biệt do đại dịch COVID-19".
"Song truyền thống của dân tộc Việt Nam là càng khó khăn càng đoàn kết, thống nhất, càng áp lực lại càng nỗ lực để phấn đấu và vượt qua. Chúng ta tránh cả hai khuynh hướng là hoang mang, dao động và chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, luôn giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Trong những lúc khó khăn, Đảng, Nhà nước luôn có Nhân dân bên cạnh, trong đó có đội ngũ doanh nhân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Thủ tướng, hiện nay, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức đan xen cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi. Quy mô nền kinh tế Việt Nam còn khiêm tốn, độ mở nền kinh tế cao, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn có hạn, một biến động nhỏ bên ngoài có thể tác động lớn tới tình hình bên trong… Tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ.
“Tuy phải gặp những khó khăn được ví như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng dưới lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, chúng ta vẫn duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, các cân đối lớn được bảo đảm”, Thủ tướng nói.
Với lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, luôn dành tâm huyết, tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho giới doanh nhân Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, trong thư Người viết: "Giới công thương là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Công thương cứu quốc đoàn - tổ chức của giới doanh nhân là một thành viên của hệ thống chính trị của đất nước", Thủ tướng nói.
Tại lễ tôn vinh, Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi hiện nay Việt Nam đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 HTX và hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Theo Thủ tướng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước.
“Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới. Đồng thời, xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo” Thủ tướng khẳng định.
Cũng theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lạm phát tăng cao ở nhiều nước; thị trường quốc tế thu hẹp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu nhanh hơn; thiên tai, dịch bệnh nhiều hơn. Trong nước, chúng ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
“Để phục hồi nhanh và phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta cần cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kịp thời và hiệu quả. Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe với cộng đồng doanh nghiệp, trên với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân”, Thủ tướng nói.
Về phần mình, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển KTXH của đất nước. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Theo đó, ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo hướng: Bảo đảm ổn định trong điều kiện có nhiều bất định; Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước những diễn biến phức tạp, khó lường; Kiên định, nhất quán, bản lĩnh, tự tin trong điều hành trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; Có biện pháp kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài; Giải quyết hài hòa giữa hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, bảo đảm tăng tín dụng hợp lý và hiệu quả, tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Phát triển mạnh thị trường trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp, đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân cũng là vấn đề được Chính phủ ưu tiên giải quyết.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và quyết liệt giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cũng theo Thủ tướng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện cho mọi quốc gia phát triển nền kinh tế tri thức, phát triển không dựa nguồn vốn và lao động phổ thông và vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngược lại còn giúp sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và tiết kiệm, nâng cao chất lượng lao động.
Vì vậy, Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa, đạo đức người kinh doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước; thể hiện mạnh mẽ vai trò xung kích, chiến sĩ đi đầu trên mặt trận phát triển KTXH, tăng cường kết nối, nâng cao trình độ quan trị doanh nghiệp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi số quốc gia, ứng phó biến đổi khí hậu; tận dụng sự phục hội mạnh mẽ thị trường trong nước, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường quốc tế; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cùng với đó, bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; đồng thời đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.