Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Cuối tháng 10/2018, ông Lê Đức Thọ chính thức nhận chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), trong bối cảnh "thuyền lớn gặp nước nông".
Nói "thuyền lớn gặp nước nông" là bởi 10 năm sau cổ phần hóa, đánh đổi cho thành quả tăng trưởng về quy mô cũng như lợi nhuận của VietinBank là việc "cạn" dư địa tăng trưởng tín dụng do hệ số an toàn vốn "chạm sàn" và không thể nâng lên bằng cách phát hành cổ phiếu riêng lẻ (do tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã xuống mức tối thiểu 65%), trong khi Quốc hội thì không cho tăng vốn bằng ngân sách theo nghị quyết đã đưa ra đầu nhiệm kỳ (2016 - 2020).
Bối cảnh ấy tưởng chừng khiến VietinBank "mắc cạn", nhưng dữ liệu tài chính hơn một năm qua cho thấy, ngân hàng này đã "lèo lái" thành công.
Đầu tiên phải kể đến dấu ấn về lợi nhuận. Kết thúc năm 2019, dù khó khăn nhưng VietinBank vẫn lọt top 3 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống (không kể Agribank do chưa công bố số liệu chính thức), đạt 11.780 tỷ đồng.
Đây là một thành quả vượt kỳ vọng của giới đầu tư bởi so với nền thấp của năm 2018, lợi nhuận ngân hàng này tăng tới 75%.
Nếu loại bỏ nền thấp của năm 2018, lợi nhuận năm 2019 của VietinBank tăng 28% so với năm 2017, tức mỗi năm tăng 14% - là mức tăng khá so với trung bình ngành và đặc biệt đáng khích lệ trong bối cảnh "thuyền lớn gặp nước nông".
Mức lợi nhuận này càng đáng khích lệ hơn khi trong hơn một năm qua, VietinBank đã dành nguồn lực lớn để làm sạch bảng cân đối kế toán, với việc ghi nhận và xử lý lượng lớn nợ xấu cũng như thoái hàng nghìn tỷ lãi dự thu.
Nhìn lại, quý IV/2018, VietinBank đã có động thái bất ngờ khi thoái tới hơn 7.600 tỷ đồng lãi dự thu, khiến lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 giảm 26%, trước khi trở lại ngoạn mục với mức tăng tới 75% trong năm 2019.
Bên cạnh việc thoái lãi dự thu, VietinBank dưới thời ông Lê Đức Thọ cũng "dũng cảm" ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu thay vì giữ ở dạng "tiềm ẩn" như trước kia, đồng thời tiếp tục tích cực trích lập dự phòng và dùng dự phòng để xóa nợ.
Nếu như cuối năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ chưa dự phòng tại VAMC) chỉ ở mức 1,21% thì sang năm 2018, con số này đã tăng vọt lên 2,84%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo đó giảm mạnh từ 87% xuống 52%.
Tuy nhiên, số liệu cuối năm 2019 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 1,84%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức 75% nhờ dùng cả chục nghìn tỷ đồng dự phòng để xóa nợ xấu (tính toán cho thấy năm 2019, VietinBank đã dùng ít nhất 13.000 tỷ đồng dự phòng để xóa nợ xấu, gấp nhiều lần các năm trước).
Với tình hình trên, sạch nợ VAMC là một nhiệm vụ tương đối dễ dàng với VietinBank trong năm 2020.
2020 được đánh giá là năm có ý nghĩa quan trọng, năm cuối thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018 - 2020, chuẩn bị và tạo đà cho việc triển khai Chiến lược phát triển 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 của VietinBank.
Mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2020 của VietinBank vào khoảng 6%-8%; Tín dụng tăng trưởng khoảng 8%-10%; Nguồn vốn huy động tăng trưởng theo nhu cầu của tăng trưởng tín dụng và sử dụng vốn, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định; Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 2%.
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế mục tiêu năm 2020 tăng trên 10% so với năm 2019.
Năm nay, nhiều khả năng VietinBank sẽ được phép giữ lại lợi nhuận để tăng vốn. Vấn đề tăng vốn cũng nhận được tín hiệu tích cực từ Chính phủ khi Phó thủ tướng Vương Đình Huệ mới đây cho biết sẽ "bố trí" nguồn để tăng vốn cho VietinBank trong quý I/2020, dù chưa rõ nguồn bố trí là nguồn nào khi Quốc hội vẫn chưa bổ sung nội dung dùng vốn ngân sách để tăng vốn cho ngân hàng thương mại vào nghị quyết mới.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.