Tiền không phải chỉ là tiền

Nhà văn Trần Thanh Cảnh - 17/02/2024 13:57 (GMT+7)

(VNF) - Trong dân gian, bấy lâu nay vẫn lưu truyền một bài vè về tiền, khá hay, nhiều người thuộc: “Tiền là tiên, là Phật/Là sức bật lò xo/Là thước đo lòng người /Là tiếng cười tuổi trẻ/Là sức khoẻ tuổi già/Là cái đà danh vọng/Là cái lọng che thân/Là cán cân công lý/Tiền, tiền là hết ý!”. Nghe có vẻ vui vui thôi, nhưng ngẫm kỹ không phải không có lý. Bởi thế người ta mới thuộc nhiều và đọc hàng ngày, trích dẫn gần như là khẩu ngữ.

VNF
Ảnh minh hoạ

Mùa xuân, ngày rộng tháng dài, ta bình tĩnh nhẩn nha đọc, ngâm ngợi câu chữ, bỗng thấy ngộ ra nhiều điều trong bài vè trên, hình như khá đúng trong cuộc sống hôm nay. Mà trong cuộc sống hôm nay, ai có thể nói rằng, mình không cần tiền? Có tiền mới có thể mua các thứ để đảm bảo cuộc sống cho cá nhân và gia đình, ở mức tối thiểu hay tối đa là tùy.

Nhưng dứt khoát là phải có. Bởi vậy nhân sinh, mở mắt vào đời hầu như đồng nghĩa là đi kiếm tiền! Tiền là cái đầu tiên chúng ta cần phải có để tạo dựng cuộc sống, đầu tư phát triển doanh nghiệp, xây đắp tương lai. Tiền là tiên - trước tiên! Bao nhiêu những dự định “startup” hoành tráng tốt đẹp, nếu ta không có vốn - không có tiền, sẽ thành hão huyền hết. Nhưng nếu có trong tay một nguồn tiền lớn - nguồn lực dồi dào, chúng ta sẽ có ngay sức mạnh “bạt núi lấp sông”, sẵn sàng làm nên những kỳ tích. Doanh nghiệp sẽ lớn mạnh như có thần, Phật phù hộ! Và tiền ở đây là hiện thân của sức mạnh thần thoại: Tiên - Phật!

Trong dằng dặc của cõi nhân sinh, con người ta sẽ gặp không biết bao nhiêu buồn vui, nghịch cảnh trớ trêu chứ hầu như không mấy ai cuộc đời lại thuận buồm xuôi gió, êm đềm từ lúc mới sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Mà thực ra, một cuộc đời quá thuận lợi êm ấm, xét cho cùng cũng chẳng có gì vui lắm!

Đời là phải trải qua nhiều cung bậc, từ khó khăn gian khổ đến đỉnh cao vinh quang, chúng ta mới cảm nhận được niềm vui của thành công, vẻ vang của chiến thắng. Và trong những bước đường đời ấy, con người ta lần lần nhận ra sức mạnh của đồng tiền. Nó mạnh đến nỗi, có nhiều người trải sắp hết đời rồi vẫn thảng thốt, tiền là cái gì mà có sức mạnh vô song vậy?

Có người còn cho rằng, tiền, chính là một phát minh vĩ đại nhất của nhân loại cho đến giờ phút này. Có thể hơi quá. Nhưng cũng rất khó phủ nhận. Với các triết gia, các nhà khoa học kinh tế chính trị, tiền được định nghĩa đó “là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hoá và dịch vụ, do nhà nước phát hành và được đảm bảo bằng các tài sản khác”. Nhưng rõ ràng từ khi có tiền làm vật trao đổi ngang giá chung giữa các cá nhân, giữa các gia đình, giữa các cộng đồng, giữa quốc gia với nhau, nền sản xuất hàng hoá của loài người mới bùng nổ. Và kinh tế thị trường ra đời.

Đời sống của loài người đang chủ yếu là săn bắn hái lượm đã tiến vọt lên một tầm cao mới mà chúng ta gọi đó là bước tiến từ đời sống hoang dã lên đời sống văn minh. Nên rõ ràng trong đời sống văn minh hiện nay của chúng ta không thể không có tiền. Từ tuổi trẻ đến người già đều phải có tiền. Có tiền, trẻ mới có thể nở những nụ cười hạnh phúc mỗi sớm mai, già mới có điều kiện duy trì thể lực sức khoẻ để sống vui sống khoẻ cùng con cháu. Tiền quan trọng và thiết thân vậy đó, nên từ cá nhân cho đến quốc gia, chỗ nào cũng phải quan tâm đến việc kiếm tiền.

Đó là chúng ta nói về những đồng tiền chân chính, kết tinh của mồ hôi, công sức, trí tuệ con người. Những đồng tiền mặn mòi ấy làm nên giá trị cho người sở hữu và tạo lập sức mạnh quốc gia. Quốc gia nào mà chẳng phải đưa lên hàng đầu việc phát triển kinh tế, mà nói ngắn gọn là “kiếm tiền”!

Nhưng tiền, luôn có hai phía, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, điều này hiển hiện rõ ràng. Hiện nay, người ta thiên về sử dụng một thuật ngữ có vẻ chính xác hơn, là “tiền sạch và tiền bẩn”. Tiền sạch, như vừa trình bày ở trên. Còn tiền bẩn, đó chính là đồng tiền được kiếm một cách mờ ám không xuất phát từ sức lực trí tuệ con người mà bằng các thủ đoạn gian manh lừa đảo. Và cả việc sản xuất những hàng hoá gây hại cho xã hội, huỷ hoại con người, như ma tuý chẳng hạn. Nên bất cứ một xã hội nào, một thể chể nhà nước nào, một mặt phải tôn vinh phát huy sản xuất kinh doanh, nâng đỡ doanh nhân, doanh nghiệp kiếm tiền sạch sẽ và phải kiềm chế để tiến tới tiêu diệt những cách kiếm tiền mờ ám đen tối.

Nhưng đáng buồn là trong xã hội hiện nay có xu hướng tôn vinh sức mạnh đồng tiền một cách mù quáng và kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, lẽ phải. Chúng ta quan sát kỹ đời sống, sẽ thấy rõ. Và cũng bàng hoàng nhận ra sức mạnh đen tối đến khủng khiếp của đồng tiền khi nó ở trong tay của những kẻ vô luân. Những vụ án nổi cộm trong năm vừa rồi mà các cơ quan pháp luật đã và đang điều tra, đưa ra xét xử như Việt Á, AIC, Tân Hoàng Minh, Tân Hiệp Phát, Vạn Thịnh Phát… tất thảy đều có một điểm giống nhau là đều liên quan đến những món tiền khổng lồ. Không. Đó không phải là món, mà là một “dòng sông tiền bẩn”.

Dòng sông tiền bẩn này đã gây nên những cơn bão lũ kinh tế huỷ hoại khôn lường. Dòng sông ấy đã nhấn chìm bao nhiêu nhân cách con người và băng hoại các giá trị tốt đẹp. Hậu quả của dòng sông tiền bẩn này không thể đo đếm được. Không bài toán kinh tế hay bản án nào có thể tính đếm, lượng giá được hết những hậu hoạ do dòng tiền bẩn khổng lồ đó gây ra! Ở mỗi cá nhân, mớ tiền bẩn kiếm được chỉ huỷ hoại nhân cách một con người. Nhưng cả một dòng sông tiền bẩn, cuốn theo là một hệ thống hư hỏng, gây hại biết bao nhiêu.

Bởi, có tiền, có rất nhiều tiền, từ những trò ma bùn, những kẻ đó lại sử dụng làm sức mạnh tạo nên đà danh vọng tiến thân, mua quan bán chức. Những năm tháng vừa qua, chúng ta phải đau đớn mà nói rằng, tệ nạn mua quan bán chức đã trở nên thậm tệ. Những kẻ mua được ghế rồi lại dùng mọi thủ đoạn để kiếm nhiều tiền hơn nữa từ cái “danh vọng”, cái vị trí mà chúng mua được. Chúng đục khoét ngân sách nhà nước và bóp nặn nhân dân. Nhưng luật trời đã định, vòng quay của đồng tiền nhơ bẩn tội lỗi đó đến một lúc nào đó, sẽ biến thành cỗ máy khổng lồ quái dị nghiền nát ngay chính những kẻ trong guồng. Chỉ tiếc thay, khi chúng bị xử tội, bị lôi ra trước công lý để phán quyết thì, nhân dân và đất nước đã nhận lãnh những hậu quả đau đớn…

Bởi vậy, những người có trọng trách quản trị quốc gia phải hết sức chú trọng vấn đề luân chuyển của dòng tiền. Phải kiểm soát và điều chuyển nguồn lực xã hội, nguồn tiền đầu tư vào những kênh lành mạnh, căn cơ, có ích lâu dài và bền vững cho việc phát triển chung của cả cộng đồng, đất nước. Tiền luôn là vấn đề đầu tiên. Nhưng tiền không phải chỉ là tiền. Tiền thành sức mạnh thần thánh của tiên, Phật, đem lại hạnh phúc, là nụ cười trên môi tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già hay nó trở thành con quái vật khổng lồ dìm nhân gian xuống bùn đen là tuỳ vào nhận thức đầu tiên của chúng ta, về tiền!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.