Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2017 đến nay, nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến khi thu hút hơn 1 tỷ người dùng, trở thành một trong những nhà sản xuất quyền lực nhất của ngành công nghiệp âm nhạc.
Hiện nay, nhiều hãng thu âm dựa vào Tiktok để tìm kiếm các nghệ sĩ triển vọng hay quảng cáo những bản phát hành mới. Theo nhà phân tích Mark Mulligan của Midia Research Ltd., đây là công cụ tiếp thị quan trọng nhất mà các công ty có.
Theo công ty nghiên cứu eMarketer, Tiktok kiếm được 4 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái và đang trên đà đạt 12 tỷ USD trong năm nay.
Theo đó, các nhà sản xuất âm nhạc muốn TikTok chia sẻ nhiều hơn khoản lời nhuận khổng lồ của mình.
Một giám đốc điều hành của một trong những nhãn hiệu lớn nói rằng TikTok nên trả thêm từ hai đến mười lần so với thỏa thuận hiện có với các công ty âm nhạc, dựa trên mối quan hệ tương tự với các nền tảng khác có lượng khán giả lớn, chẳng hạn như Facebook và YouTube.
Trong khi Tiktok đã tự định hình là một nền tảng không thu phí như Spotify hay YouTube, các hãng nhạc đang cân nhắc làm thế nào để tăng các khoản thu một cách tốt nhất mà không gây ra tranh chấp công khái với một đối tác quan trọng như TikTok.
“Chúng tôi cam kết tạo ra giá trị cho chủ sở hữu, nhạc sĩ và nghệ sĩ khi âm nhạc của họ được sử dụng, đồng thời tự hào về các giao dịch mà chúng tôi đã đạt được cũng như nguồn doanh thu ngày càng tăng mà chúng tôi đã cung cấp cho ngành này chỉ trong một vài năm ngắn ngủi”, ông Ole Obermann giám đốc âm nhạc toàn cầu của TikTok Ole Obermann cho biết. Ông Obermann trước đây từng là giám đốc kỹ thuật số tại Warner Music.
Sony, Warner và Universal lần lượt công bố các giao dịch với Tiktok vào tháng 11/2020, tháng 1/2021 và tháng 2/2021. Các hợp đồng này kéo dài trong hai năm. Sau đó, các bên có xu hướng đàm phán để đạt được các thỏa thuận gia hạn trong ngắn hạn hơn là để hợp đồng mất hiệu lực.
Hiện nay, TikTok đang ăn sâu vào doanh số quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh như YouTube và Snap Inc., do đó, nhiều giám đốc điều hành của các hãng âm nhạc tin rằng TikTok nên chia sẻ doanh thu từ quảng cáo và chủ sở hữu của Tiktok là ByteDance Ltd. nên tạo ra một dịch vụ âm nhạc trả phí hoạt động trên toàn cầu.
Trước đó, vào năm 2019, ByteDance đã tạo ra một dịch vụ âm nhạc trả phí có tên Resso và giới thiệu ở ba thị trường Indonesia, Brazil và Ấn Độ. Resso có hàng chục triệu người dùng hoạt động hàng tháng nhưng dịch vụ cho đến nay vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang thu phí.
Mặt khác, TikTok dường như đang tìm cách để loại bỏ các hãng âm nhạc ra khỏi "cuộc chơi". Vào tháng 3, công ty này đã ra mắt ứng dụng SoundOn, một dịch vụ cho phép các nghệ sĩ tải nhạc của họ trực tiếp lên TikTok và kiếm tiền bản quyền khi nhạc đó được phát.
Bytedance cũng đang tìm cách thuê giám đốc điều hành, những người có thể tìm kiếm, phát hiện nghệ sĩ mới và ký hợp đồng với họ giống như một hãng thu âm.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Universal Lucian Grainge nói với các nhà đầu tư khi được hỏi về TikTok: “Chúng tôi sẽ đấu tranh và xác định xem nghệ sĩ của chúng tôi được trả tiền như thế nào".
Các công ty âm nhạc vẫn lạc quan rằng họ có thể thuyết phục ByteDance trả thêm phí và đang tìm cách để làm sâu sắc hơn mối quan hệ của họ với Tiktok.
Xem thêm >> Elon Musk tuyên bố Twitter có thể trở thành công ty giá trị nhất thế giới
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.