Zuckerberg bế tắc, Meta lao dốc: 'Kỷ nguyên bất khả chiến bại' của Big Tech đến hồi kết?
Nam Vu -
05/11/2022 01:12 (GMT+7)
(VNF) - Trong nhiều năm, Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google, 5 tập đoàn FAANG hùng mạnh, là những khoản đầu tư tuyệt vời trong lĩnh vực công nghệ, nhưng thời hoàng kim của các "ông lớn" này dường như sắp tới hồi kết.
Sự tụt hậu của Meta cho thấy "kỷ nguyên bất khả chiến bại" của Big Tech đã đến hồi kết.
Theo Bloomberg, khi một cổ phiếu lớn lao dốc, các nhà đầu tư thường được khuyên xem xét hiệu suất sinh lời lâu dài. Tuy nhiên, trong trường hợp của Meta, gã khổng lồ mất gần 25% giá trị thị trường vào ngày 27/10, cách thức trên gần như không giúp ích được gì.
Giả định một nhà đầu tư mua cổ phiếu của Meta 5 năm trước, thời điểm công ty này vẫn để tên là Facebook, thì hiện tại số tiền đầu tư đó đã bốc hơi khoảng 49%. Trong bối cảnh S&P 500 thậm chí đã tăng tới 45%, Meta không chỉ xoá bỏ lợi ích của một công ty công nghệ thiết yếu, mà còn quay trở lại điểm xuất phát vào năm 2015.
Meta không phải là một cổ phiếu trôi nổi trên thị trường. Meta là một phần của FAANG, nhóm các công ty công nghệ được cho là “bất khả chiến bại”, bao gồm Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet. Cả 5 "gã khổng lồ" này đều được coi là những khoản đầu tư an toàn vì phản ánh rõ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện tại, FAANG vẫn đóng góp 13% giá trị cho nhóm chỉ số S&P 500, nhưng câu chuyện về FAANG có vẻ như đã kết thúc.
Meta như một "hình mẫu" mang lại sự hoài nghi ngày càng tăng về việc Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg tập trung vào một dự án vẫn còn mơ hồ được gọi là metaverse nhưng dường như bế tắc khi chưa có 1 kết quả khả quan nào đưa ra công chúng. Cùng với đó là lời hứa tăng trưởng dài hạn của các tập đoàn công nghệ, trong khi lợi nhuận vài quý trở lại đây lại không mấy khả quan.
Việc CEO Mark Zuckerberg không ngừng rót tiền vào thế giới ảo metaverse khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay.
Dù mức giảm giá trị vốn hóa trong 12 tháng qua không sâu bằng Meta giảm 72%, song hầu hết các FAANG đều đã phải trải qua giai đoạn khó khăn, với mức giảm trung bình từ 40% đến 60%.
"Các nhà đầu tư đang gặp khủng hoảng về niềm tin vào tăng trưởng. Những người đầu tư vào Big Tech cho rằng sự suy giảm có thể kéo dài trong nhiều năm", ông Gene Munster, đồng sáng lập của Loup Ventures, một công ty đầu tư công nghệ, cho biết.
Những lo lắng của các nhà đầu tư về Meta đã được hình thành trong nhiều tháng qua. Vào tháng 2 năm nay, công ty đã phải chịu đợt sụt giảm định giá tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ, xóa đi hơn 251 tỷ USD, sau khi báo cáo lượng người dùng hàng ngày của Facebook sụt giảm.
Dẫu vậy, Meta vẫn cam kết sẽ đầu tư nhiều hơn vào phần cứng công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang metaverse, một thế giới nhập vai còn "non trẻ".
Sự sụt giảm của nhóm Big Tech hàng đầu FAANG.
Đáp lại những lời nhận xét tiêu cực về tầm nhìn của mình, CEO Mark Zuckerberg cho rằng "thường sẽ có một vài phiên bản lỗi trước khi một sản phẩm trở thành xu hướng". Một trong những người vẫn ủng hộ metaverse, ông Gene Munster tin rằng nếu có một bước tiến lớn cho mạng xã hội ngoài chiếc điện thoại di động, chỉ Meta và một vài công ty lớn khác mới có thể nắm bắt cơ hội.
“Facebook đã chứng tỏ khả năng của mình, từ con số không đến vị thế đạt được mọi thứ nó muốn. Câu hỏi đặt ra là liệu Facebook có thể làm điều này một lần nữa không? Có rất nhiều sự hoài nghi ở ngoài kia”, Marshall Front, giám đốc đầu tư của Front Barnett Associates cho biết.
Quả thật, Facebook từng chỉ là trang chủ dành cho sinh viên đại học, nhưng sau đã biến thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới với cơ số các tính năng, từ nhắn tin, hình ảnh đến video.
Tuy nhiên, sự hoài nghi của các nhà đầu tư càng tăng lên gấp bội khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tiếp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Điều này tác động không nhỏ đến các công ty công nghệ, bởi định giá của những Big Tech này hoàn toàn dựa trên lời hứa về lợi nhuận trong tương lai. Khi lãi suất tăng cao, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng đặt cược vào những khoản lợi nhuận kém chắc chắn.
Đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu các Big Tech bị bán tháo nhiều đến thế. Vào thời điểm đại dịch bùng phát, vốn hóa các công ty này cũng lao đao trước khi ghi nhận đà tăng trưởng kỷ lục.
"Mọi thứ có thể thay đổi khi bức tranh kinh tế vĩ mô thay đổi, nhưng hiện tại các nhà đầu tư đều đang cảnh giác", ông Scott Kessler, trưởng bộ phận toàn cầu về công nghệ tại nhà nghiên cứu đầu tư Third Bridge cho biết.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.