Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phía Tiktok đã đệ đơn kiện lên Toà án quận Montana, cáo buộc hành vi cấm Tiktok được áp dụng tại tiểu bang này là vi phạm Hiến pháp Mỹ. Công ty cũng khẳng định lý do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng Tiktok tại Mỹ mà bang Montana đưa ra nhằm thực hiện lệnh cấm là vô căn cứ.
Tiktok nêu rõ trong đơn khiếu nại rằng ứng dụng này hiện đang được hàng trăm nghìn người ở Montana sử dụng để “giao tiếp” với nhau và những người khác trên khắp thế giới về vô số chủ đề, từ kinh doanh đến chính trị, nghệ thuật.
“Việc cấm một nền tảng xã hội đang phát triển mạnh mẽ toàn cầu chỉ qua suy đoán vô căn cứ là chưa từng có tiền lệ trước đây. Điều này hoàn toàn không phù hợp với hiến pháp”, Tiktok đề cập trong đơn khiếu nại.
“Chúng tôi phải đấu tranh về lệnh cấm Tiktok để bảo vệ doanh nghiệp của mình cùng hàng trăm nghìn người dùng Tiktok tại Montana. Chúng tôi tin rằng pháp luật sẽ xét xử công bằng và đưa ra một kết luận thoả đáng”, phát ngôn viên của Tiktok, bà Brooke Oberwetter tuyên bố.
Tiktok đang yêu cầu tòa án vô hiệu hoá lệnh cấm được bang Montana ban hành.
Trước đó, dự luật cấm Tiktok đã được Thống đốc Montana, ông Greg Gianforte, ký vào ngày 17/5. Theo đó, từ ngày 1/1/2024, nếu Tiktok hoặc các cửa hàng ứng dụng (Google Store, App Store, CH Play…) cung cấp ứng dụng này cho các thiết bị cá nhân sẽ bị phạt 10.000 USD/ngày.
Bà Emily Flower, đại diện bang Montana nhận định: “Chính quyền bang Montana đã lường trước sẽ phải đối mặt với pháp lý vì lệnh cấm của mình. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền riêng tư và vấn đề an ninh của người dân bang Montana”.
Luật cấm của bang Montana bắt nguồn từ việc càng ngày càng nhiều người chỉ trích ứng dụng Tiktok. Nhiều quan chức Mỹ từng nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có khả năng truy cập dữ liệu của Mỹ thông qua Tiktok, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, đến nay Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bằng chứng chính xác nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đã từng làm như vậy.
Trước đó, rất nhiều tiểu bang khác của Mỹ đã hạn chế Tiktok khỏi các thiết bị của chính phủ với ly do lo ngại rò rỉ dữ liệu. Bang Montana là khu vực đầu tiên cấm hẳn Tiktok đối với toàn bộ người dân sinh sống tại bang.
TikTok là ứng dụng sản xuất, sáng tạo các video ngắn với nội dung đa dạng, thuộc sở hữu của ByteDance, tập đoàn công nghệ đa quốc gia tại Trung Quốc. Được ra mắt vào năm 2017, phần mềm nhanh chóng thu hút sự chú ý và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới vào năm 2020, theo thống kê của App Annie. |
Xem thêm >> Bang đầu tiên của Mỹ chính thức cấm TikTok
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.