'Tìm lợi nhuận trong "vùng nước đục" là ngắn hạn và lỗi thời'

Trường Anh - 29/12/2015 12:10 (GMT+7)

(VNF) - "Nếu chỉ tìm những cơ hội săn tìm lợi nhuận ở "vùng nước đục", đó là cách làm lâu rồi và chỉ mang tính ngắn hạn. Giờ đây, nền kinh tế phát triển đến mức, cơ hội thực sự chỉ dành cho những doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn theo đuổi giá trị phát triển bền vững mà thôi", ông Nguyễn Quang Vinh, ủy viên Ban thường trực, Phó Tổng thư ký VCCI nhấn mạnh.

Ngày 29/12/2015, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức Hội thảo công bố kết quả báo cáo khảo sát "Hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ năng lực của doanh nghiệp" nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về liêm chính, quản trị doanh nghiệp, đồng tời nắm bắt rõ nhu cầu  doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ xây dựng năng lực thực hành liêm chính trong thời gian tới.

Khảo sát thực hiện trên 3 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với 180 doanh nghiệp tham gia gồm doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, da giày, dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp, điện, điện tử, ngân hàng.

Theo kết quả khảo sát, việc doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh chiếm 55% và họ đồng ý cho rằng liêm chính phải gắn liền với các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức và quy phạm pháp luật tạo ra rào cản đối với nạn tham nhũng, hối lộ.

Đối với khái niệm về minh bạch và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp hiểu khá đầy đủ và không có sự khác nhau chiếm từ 92,78% - 93,82%. Tuy nhiên, nếu xét sự hiểu biết của các doanh nghiệp trong từng ngành thì có sự chênh lệch, chưa đồng đều, VCCI cho biết.

Về tình hình thực hiện, mới chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết đã triển khai các chính sách về liêm chính, 34% doanh nghiệp có kế hoạch triển khai, 37% cho biết chưa triển khai chính sách.

 Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát, một số doanh nghiệp cho biết họ chưa triển khai chương trình liêm chính tổng thể trong doanh nghiệp nhưng đã triển khai các chính sách và quy định nội bộ doanh nghiệp như kiểm soát chi tiêu bao gồm nhiều cấp độ đánh giá, giới hạn chi tiêu và yêu cầu tài liệu hóa, thực hiện cơ chế báo cáo (60%).

Tính riêng lĩnh vực ngân hàng tỷ lệ này chiếm 80% vì đây là đặc thù của ngành ngân hàng nên việc áp dụng các biện pháp kiểm soát gian lận khá bài bản và có quy mô.

Các quy định khác như mua sắm, đấu thầu, luân chuyển cán bộ, tặng quà và nhận qu, khiếu nại, tố cáo,…vẫn chưa nhiều doanh nghiệp thực hiện. Số các doanh nghiệp đã chú trọng triển khai tới các quy định như kiểm soát nội bộ, tuyển dụng đào tạo, đề bạt, chế độ đãi ngộ, tiếp khách chiếm 50%.

So với các doanh nghiệp trong nước, VCCI cho biết, doanh nghiệp nước ngoài chú trọng hơn trong việc triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát gian lận nội bộ.

VCCI chỉ ra rằng, một số lý do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính so với các công ty đã quốc gia là do chưa có đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của doanh nghiệp, thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi và nếu có triển khai thì việc phổ biến, đào tạo thường xuyên còn hạn chế, chưa có sự đồng thuận trong doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Vinh, ủy viên Ban thường trực, Phó Tổng thư ký VCCI cho biết ngày 25/9 tại New York, 139 nước thành viên Liên hợp quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2015-2030. Trong đó, mục tiêu thứ 16 là xây dựng thể chế mạnh mẽ và bình đẳng trong đó vấn đề phòng chống tham nhũng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Theo ông Vinh, vấn đề tham nhũng luôn là chủ đề nóng tại các diễn đàn kinh tế. Thủ tướng Anh trong lần sang Việt Nam trong năm 2015 đã dành 2 tiếng hội thảo với doanh nghiệp Việt trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện chống tham nhũng. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp Việt nhận thức đầy đủ về liêm chính nhưng thực tế vẫn phải đi cửa sau để thuận lợi trong kinh doanh, ông Vinh cho biết

Theo ông Vinh, liêm chính và minh bạch thực ra là lõi của quản trị kinh doan bởi nó đưa hoạt động của doanh nghiệp vào một quy trình tuân thủ những giá trị đạo đức và chuẩn mực nhất định của một tổ chức, một quốc gia, và cao hơn nữa là quốc tế.

"Nếu chỉ tìm những cơ hội săn tìm lợi nhuận ở "vùng nước đục", đó là cách làm lâu rồi và chỉ mang tính ngắn hạn. Giờ đây, nền kinh tế phát triển đến mức, cơ hội thực sự chỉ dành cho những doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn theo đuổi giá trị phát triển bền vững mà thôi", ông Vinh nhấn mạnh.

Ông Florian Breranek, chuyên gia cao cấp về trách nhiệm xã hội UNIDO cho biết: "Các nguyên tắc về liêm chính không còn giới hạn trong phạm vi tuân thủ phổ biến hiện nay mà thuộc về văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên các giá trị như minh bạch, tin tưởng, tôn trọng và khoan dung. Đây là những nền tảng cho doanh nghiệp có khả năng thành công trên thị trường toàn cầu".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hướng dẫn chi tiết xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền từ NHNN

Hướng dẫn chi tiết xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền từ NHNN

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hướng dẫn cụ thể về xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, trong đó hướng dẫn xác thực sinh trắc học cho người chưa có căn cước công dân (CCCD) gắn chip, người dùng điện thoại không có chip NFC.

Lý do Nhà máy Heineken tại Quảng Nam dừng hoạt động

Lý do Nhà máy Heineken tại Quảng Nam dừng hoạt động

(VNF) - Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn.

Căng thẳng leo thang đỉnh điểm, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đầu tư vào thị trường Mỹ

Căng thẳng leo thang đỉnh điểm, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đầu tư vào thị trường Mỹ

(VNF) - Một cuộc khảo sát gần đây về các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ cho thấy phần lớn các công ty này vẫn lạc quan về thị trường trong dài hạn bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng về quan hệ Mỹ-Trung nói riêng và môi trường kinh doanh rộng lớn hơn nói chung.

Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

(VNF) - Trong bối cảnh mùa báo cáo tài chính quý II cận kề, MBS Research đã công bố dự báo kết quả kinh doanh (KQKD) của một số ngành và doanh nghiệp niêm yết.

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

(VNF) - Sự phát triển của bảo hiểm vi mô ở Việt Nam có thể góp phần thay đổi đáng kể cục diện của ngành bảo hiểm theo nhiều cách.

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

(VNF) - Trong khoảng thời gian từ 2017-2022, UBND huyện An Lão đã ‘biến’ hơn 6.763m2 đất nông nghiệp thành đất ở trái quy định.

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

(VNF) - Ngân hàng Woori Việt Nam đẩy mạnh phủ sóng thương hiệu bằng việc liên tiếp khai trương phòng giao dịch Lotte Center tại Lotte Center Hà Nội và chi nhánh Lotte Mall tại Lotte Mall Westlake Hà Nội.

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

(VNF) - Tại nhiều khu vực của Trung Quốc, các nhà kho và khu công nghiệp từng là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư quốc tế đang phải vật lộn với sự chậm lại đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh doanh.

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

(VNF) - Liên quan đến vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TP. HCM đã khởi tố 318 vụ án với 961 bị can.

Dự án Thác Giang Điền: Chưa được phép đã bán 1.267 lô đất, thu lợi hơn 1.000 tỷ

Dự án Thác Giang Điền: Chưa được phép đã bán 1.267 lô đất, thu lợi hơn 1.000 tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra toàn diện đối với dự án khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền (Thác Giang Điền) do Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền làm chủ đầu tư.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.