Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bức tranh kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) trong 9 tháng đầu năm 2018 tưởng đẹp mà không đẹp.
Theo báo cáo tài chính quý III/2018 mà Kienlongbank vừa công bố, 9 tháng qua, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 222 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Thành quả này không đến từ sự khởi sắc trong hoạt động tín dụng (hoạt động cốt lõi của ngân hàng), mà đến từ việc giảm một nửa lượng trích lập dự phòng rủi ro và mảng mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, 9 tháng năm nay, mảng tín dụng đem về 719 tỷ đồng thu nhập lãi thuần cho Kienlongbank, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, biến động tỷ lệ chi phí lãi/thu nhập lãi của Kienlongbank không mấy khả quan khi tăng từ mức 64% (9 tháng năm ngoái) lên 69% (9 tháng năm nay).
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khi dư nợ tín dụng bị siết lại dần, tỷ lệ chi phí lãi/thu nhập lãi của ngân hàng cỡ nhỏ như Kienlongbank có thể sẽ còn tăng.
Về khoản lãi đột biến hơn 100 tỷ đồng từ mảng chứng khoán đầu tư (gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái), nhiều khả năng khoản lãi này xuất phát từ việc Kienlongbank bán cổ phần sở hữu tại Sacombank hoặc/và Maritime Bank. Bằng chứng là khoản mục "Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành", gồm cổ phiếu STB của Sacombank và cổ phiếu MSB của Maritime Bank, giảm từ 552 tỷ đồng xuống 231 tỷ đồng sau 9 tháng.
Về nợ xấu, 9 tháng qua, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Kienlongbank tăng từ 0,84% lên 1,01%. Tuy nhiên, nợ xấu ngoại bảng tại VAMC lại giảm mạnh từ 495 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 140 tỷ đồng.
Phiên 18/10, các TTCK khu vực Châu Á hầu hết giảm khi báo cáo của FED phát đi tín hiệu về các đợt nâng lãi suất trong thời gian tới. Chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh nhất 2,94% và kéo chỉ số ở các thị trường khác như Nikkei 225, Hang Seng, KOSPI…cũng giảm theo.
TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. VN-Index và VN30-Index giảm lần lượt 8,13 điểm (-0,84%) và 8,37 điểm (-0,88%) đóng cửa tại 963,47 điểm và 937,54 điểm.
Các chỉ số giao dịch dưới tham chiếu trong suốt phiên do nhiều cổ phiếu vốn hóa trụ cột chịu áp lực bán giá thấp. Nhóm VN30 có đến 22 mã giảm và chỉ một số ít mã có mức tăng nhẹ như HSG, GMD, ROS, VIC…Hai nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng và Dầu khí khi không có mã nào tăng điểm. Các chỉ số bị tác động mạnh bới các cổ phiếu GAS, VCB, VHM, CTG, VNM, VJC, NVL, MBB, MSN, BHN, VRE…
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm với cây nến ngày là nến giảm và có bóng nến, cây nến phiên 18/10 đã giảm xuống khoảng trống do cây nến liền trước tạo nên. Thanh khoản sụt so với phiên liền trước và hình thành nền khối lượng giao dịch tuần ở mức thấp hơn hẳn, cho thấy chưa có sự tăng cung ở vùng điểm hiện tại và đà giảm đang có dấu hiệu chậm lại.
"Tuy nhiên, VN-Index có khả năng sẽ có thêm phiên giao dịch giằng co với ngưỡng hỗ trợ trong phiên quanh mức 950-955, trước khi có nhịp tăng tiếp theo thử thách ngưỡng 970-975", SSI cho hay.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì cho rằng, trong phiên kế tiếp, thị trường được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.