'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa công bố Quyết định về ngày đăng ký cuối cùng và ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019.
Theo đó, HĐQT Vinaconex phê duyệt kế hoạch tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019. Thời gian tổ chức dự kiến vào 8h00 ngày 11/1/2019. Ngày đăng ký cuối cùng vào 26/12/2018.
Nội dung họp dự kiến là kiện toàn nhân sự HĐQT, Ban kiểm soát Vinaconex nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Được biết, quyết định này được đưa ra dựa trên đề nghị của Công ty TNHH An Quý Hưng - công ty mẹ của Vinaconex hiện có tỷ lệ sở hữu 57,71%.
Hiện HĐQT Vinaconex có 7 thành viên gồm: Chủ tịch Nguyễn Đức Chi, Tổng giám đốc Đỗ Trọng Quỳnh, ông Phạm Văn Hải, ông Lê Đăng Dũng, ông Trần Anh Tuấn, ông Nguyễn Anh Tùng, bà Nghiêm Phương Chi.
Trong số này thì có ông Nguyễn Đức Chi hiện đang là Chủ tịch HĐTV SCIC (cổ đông cũ đã chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH An Quý Hưng), ông Nguyễn Anh Tùng đang là Chánh văn phòng điều hành SCIC. Cùng với đó là ông Lê Đăng Dũng hiện là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Viettel (cổ đông cũ đã chuyển nhượng 21,28% cổ phần), bà Nghiêm Phương Chi hiện là Trưởng Ban Đầu tư tài chính Viettel.
Như vậy, 4 vị trí này gần như chắc chắn sẽ thay đổi trong đợt kiện toàn nhân sự HĐQT Vinaconex tới đây, thay vào đó là đại diện của Công ty TNHH An Quý Hưng và công ty đã mua 21,28% cổ phần từ Viettel.
Mặc dù là cổ đông lớn nhất nhưng An Quý Hưng vẫn chưa nắm toàn quyền quyết định tại Vinaconex bởi tỷ lệ sở hữu vẫn dưới 65%. Cổ đông sở hữu 21,28% cũng không đủ quyền phủ quyết (do dưới 35%). Vì vậy, các cổ đông còn lại nắm vai trò khá quan trọng nếu 2 cổ đông lớn nhất không đồng thuận được với nhau (trong đó có vấn đề nhân sự HĐQT), trong số đó, ảnh hưởng lớn nhất là cổ đông lớn thứ ba: PYN ELITE FUND (NON-UCITS), hiện đang sở hữu 7,54%.
Kết thúc phiên 6/12, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,32 điểm (-0,24%), đóng cửa ở mức 954,82 điểm.
Các mã cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến mức giảm của chỉ số VN-Index là VCB, VNM và GAS với mức độ ảnh hưởng lần lượt là -0,65, -0,46 và -0,39 điểm. Ở chiều ngược lại các mã có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số là VHM, SAB và EIB với mức hỗ trợ là +0,48,+0,2 và +0,14 điểm.
Về diễn biến nhóm ngành, chỉ có 3 trên 10 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn đầu là ngành Nguyên vật liệu (+0,76%), được hỗ trợ tích cực bởi DPM (+2,83%), DCM (+1,46%) và HSG (+2,23%). Theo sau là Y tế (+0,2%) do được hỗ trợ tích cực từ IMP (+3,38%), JVC (+6,69%) và OPC (+1,93%).
Ở chiều ngược lại, Dầu khí là ngành giảm điểm mạnh nhất (-0,84%) do sự mất điểm của GAS (-1,04%), PLX (-0,49%) và PGC (-0,71%). Tiếp theo là ngành Công nghiệp (-0,67%) do chịu ảnh hưởng tiêu cực của sự giảm điểm HPG (-1,98%), GEX (-1,34%) và BMD (-1,88%).
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường sẽ tăng điểm trở lại trong phiên 7/12. Mặc dù vậy sẽ có những sự giằng co và nhịp tăng giảm diễn ra đan xen trong phiên.
"Do sự hiện hữu của vùng kháng cự 959 – 965, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ cần một thời dao động tích lũy quanh đường trung bình trước khi tiếp tục đà tăng ngắn hạn", công ty chứng khoán này cho hay.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.