Tín hiệu đầu năm: Tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay phải giảm thêm

Minh Anh - 11/02/2024 17:12 (GMT+7)

(VNF) - Tăng trưởng tín dụng đầu năm thấp nên NHNN thúc giải ngân sớm ngay từ đầu năm. Nhiều người kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm dù đang ở mức thấp kỷ lục. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF

Tăng trưởng tín dụng đầu năm thấp, NHNN thúc giải ngân sớm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây. Vì vậy, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024.

Đó là một trong những yêu cầu của NHNN tại công văn số 1088/NHNN- CSTT ban hành ngày 7/2/2024 về việc tăng trưởng tín dụng năm 2024 gửi các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

>>  Xem thêm: Tăng trưởng tín dụng đầu năm thấp, NHNN thúc giải ngân sớm

Chính sách tiền tệ 2024: Kỳ vọng giảm lãi suất cho vay dù đang ở mức thấp kỷ lục

Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN đánh giá khó khăn của năm 2023 vẫn sẽ tiếp tục cho đến năm 2024.

“Nhìn vào các yếu tố tăng trưởng vĩ mô, ngay từ đầu năm, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng đến 15% và cấp hết 1 lần cho các ngân hàng thương mại, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng ngay từ đầu năm. Quyết định này của NHNN là giải pháp rất quyết liệt, sáng tạo trong việc thúc đẩy nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế" - ông Quang nhấn mạnh.

Lý giải nguyên nhân lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm chưa đồng tốc, ông Phạm Chí Quang cho biết, trong cấu trúc bảng cân đối tài sản, có đến 80% là nguồn vốn huy động ngắn hạn nhưng có đến 50% dư nợ cho vay của các ngân hàng là trung và dài hạn. Vì vậy lãi suất cho vay giảm có độ trễ hơn lãi suất huy động. Hiện lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại với các giao dịch mới phát sinh là 3,9%/năm; còn lãi suất cho vay bình quân cho các giao dịch mới phát sinh là 6,7%/năm.

>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ 2024: Kỳ vọng giảm lãi suất cho vay dù đang ở mức thấp kỷ lục

Chính phủ yêu cầu NHNN báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB

Tại Nghị quyết số 20 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Chính phủ yêu cầu NHNN phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước khẩn trương hoàn thành việc định giá các ngân hàng yếu kém để sớm thực hiện chủ trương chuyển giao bắt buộc; hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý Ngân hàng SCB.

Qua đó, có giải pháp hiệu quả kiểm soát nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, bảo đảm an ninh, kỷ luật thị trường tiền tệ, ngân hàng.

>> Xem thêm: Chính phủ yêu cầu NHNN báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB

Ngân hàng rao bán khoản nợ gần 100 tỷ của Xuyên Việt Oil

Ngân hàng Agribank chi nhánh Láng Hạ mới đây thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil).

Nhà băng này cho biết tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến ngày 25/01/2024 là hơn 92 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là gần 78 tỷ đồng và dư nợ lãi, lãi quá hạn, lãi chậm trả là gần 15 tỷ đồng.



Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là 4 lô đất. Giá trị khởi điểm bán đấu giá khoản nợ này là gần 93 tỷ đồng.

>> Xem thêm: Ngân hàng rao bán khoản nợ gần 100 tỷ của Xuyên Việt Oil

Nhìn lại một năm lãi suất huy động ‘rơi tự do’

Lãi suất tiết kiệm năm 2023 với cuộc chạy đua giảm lãi suất huy động về mức thấp nhất trong vòng 20 năm từ mức đỉnh 12%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng đầu 2023, ngân hàng điều chỉnh chỉ còn dưới 5%/năm thời điểm cuối năm.

Bên cạnh việc tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay, việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống mức thấp chưa từng có cũng là một trong những giải pháp “chữa bệnh thừa tiền” trong gần một năm qua.

>> Xem thêm: Nhìn lại một năm lãi suất huy động ‘rơi tự do’

Nghịch cảnh ngân hàng thưởng Tết

Thưởng Tết ngân hàng năm 2024 có sự phân hóa rõ rệt khi có người được thưởng tới cả nửa tỷ đồng nhưng cũng có người không có thưởng Tết. Nhìn chung, mức thưởng Tết năm nay của ngành ngân hàng có sự sụt giảm chút ít nhưng vẫn là mơ ước của nhiều người.

Tại nhiều ngân hàng, mức thưởng năm nay vẫn được duy trì nhưng cũng thấp hơn so với năm ngoái, phổ biến là có tháng lương thứ 13 và thưởng thêm 0,5-1,5 tháng lương tính theo xếp hạng cả năm.

Trong khi đó, tại nhiều nhà băng tư nhân, đặc biệt là nhóm dưới, chỉ thưởng tượng trưng, thậm chí nhiều chi nhánh không có thưởng Tết bởi đà giảm lợi nhuận, nợ xấu tăng cao.

>> Xem thêm: Nghịch cảnh ngân hàng thưởng Tết: Người ôm về nửa tỷ, kẻ tài khoản 0 đồng

Việt Nam xoay xở giữa sự đối lập chính sách tiền tệ của các nước lớn

Theo Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam 2023 của Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng thuộc Học viện Ngân hàng, xu hướng điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới năm 2023, đặc biệt là việc các ngân hàng trung ương lớn như Fed, ECB, đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam.

Một số thách thức có thể kể đến đó là áp lực lên tỷ giá hối đoái VND, nguy cơ sụt giảm dòng vốn FDI và khó khăn cho các ngành xuất khẩu.

Trước làn sóng lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn, TS. Phạm Đức Anh nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, điều tiết linh hoạt nhằm đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu chính sách lớn như kiềm chế lạm phát, phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô. 

>> Xem thêm: Việt Nam xoay xở giữa sự đối lập chính sách tiền tệ của các nước lớn

Đơn hàng đã về nhưng DN cạn vốn, hết tài sản thế chấp vay tiền

Nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường do gặp hàng loạt khó khăn, trong đó có khó khăn về tiếp cận vốn vay. Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã đề xuất nhiều giải pháp để tránh kịch bản “ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn đói vốn” lặp lại trong năm 2024.

Thống kê của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chỉ ra, chỉ có 6,8% doanh nghiệp có đánh giá tích cực về khả năng tiếp cận vốn vay trong năm 2024 trong khi có tới 37,7% tiêu cực và 23,1% rất tiêu cực.

>> Xem thêm: Tình cảnh 2024: Đơn hàng đã về nhưng DN cạn vốn, hết tài sản thế chấp vay tiền

Trái phiếu DN 'mở bát' đầu năm: Áp lực đáo hạn đè nặng mọi kỳ vọng

Triển vọng cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 dự kiến sẽ sôi động hơn nhờ sự cải thiện của môi trường vĩ mô làm tăng các hoạt động đầu tư và huy động vốn dài hạn, môi trường lãi suất thấp được duy trì, và thị trường đã dần làm quen với những quy định mới của Nghị định 65.

Theo Báo cáo Cập nhật Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp tháng 1/2024 của Fiinratings, tính đến ngày 5/2/2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 4 giao dịch phát hành với tổng giá trị 6,45 nghìn tỷ từ 4 doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Trái phiếu DN 'mở bát' đầu năm: Áp lực đáo hạn đè nặng mọi kỳ vọng

Giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm mạnh, thanh toán online tăng cao dịp Tết

Giao dịch rút tiền mặt qua ATM tiếp tục ghi nhận giảm trong những năm gần đây.

Theo ghi nhận của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), giao dịch rút tiền mặt qua ATM trong tháng 1/2024 giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy nhu cầu rút tiền mặt của người dân ngảy càng giảm, không chỉ vào thời điểm trong năm, mà còn trong cả những giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên đán như hiện nay.
Trong khi đó, các giao dịch online tăng 5% so với cuối năm ngoái và tăng 58% so với cùng kỳ.

>> Xem thêm: Giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm mạnh, thanh toán online tăng cao dịp Tết

Tranh thủ lãi suất thấp kỷ lục, những ngân hàng hút được nhiều vốn rẻ nhất

Dù lãi suất huy động liên tục đi xuống nhưng lượng tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng trong năm 2023 vẫn tăng mạnh. Trong đó, các "ông lớn" ngân hàng trong nhóm Big tiếp tục là những ngân hàng được người dân "chọn mặt gửi tiền" nhiều nhất.

Theo thống kê từ 27 ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 (không bao gồm Agribank), tổng lượng tiền gửi của khách hàng trong năm 2023 lên đến 9,8 triệu tỷ đồng, tăng 18,76% so với năm 2022.

>> Xem thêm: Tranh thủ lãi suất thấp kỷ lục, những ngân hàng hút được nhiều vốn rẻ nhất

Cùng chuyên mục
Tin khác