Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, trong công hàm gửi đi ngày 29/7, Malaysia đã bác bỏ hoàn toàn nội dung trong công hàm CML/14/2019 2019 được Trung Quốc đưa ra trước LHQ ngày 12/12/2019 nhằm phản đối đệ trình của Malaysia với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS).
Trong công hàm, Bắc Kinh cho rằng hành động của Kuala Lumpur đã "xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông", đồng thời tuyên bố Malaysia không có quyền xác lập thềm lục địa ở vùng biển phía bắc nước này.
Mới đây, trong công hàm ngày 29/7, Malaysia nhấn mạnh các quyền trên biển của nước này hoàn toàn nằm trong quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Đồng thời, Malaysia bác bỏ "tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử, cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác, liên quan đến những khu vực hàng hải trên Biển Đông" được bao quanh bởi một phần của cái gọi là "đường 9 đoạn".
“Các yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại công ước UNCLOS, vượt quá ranh giới địa lý và giới hạn các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc được quy định trong công ước", công hàm của Malaysia nêu rõ.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7 đã có tuyên bố chính thức về lập trường của Mỹ ở Biển Đông.
Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: "Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, do Bắc Kinh đang thực thi chiến dịch hăm dọa nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên này".
Ông Pompeo cho biết Mỹ bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi cạn Luconia ở ngoài khơi Malaysia, các vùng biển được coi là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei và đảo Natuna Lớn thuộc quần đảo Natuna ở ngoài khơi Indonesia.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, chính quyền nước này sẽ ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của những nước này đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các nước theo luật pháp quốc tế.
Ngay sau khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã ra thông cáo cho biết Philippines “nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông".
Ông Lorenzana kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ các phán quyết của PCA năm 2016, trong đó khẳng định yêu sách "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông là không có cơ sở.
Mới đây, Australia ngày 23/7 gửi công hàm lên LHQ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Australia nhấn mạnh nước này nhận thấy "không có cơ sở pháp lý" cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm cả những yêu sách liên quan tới các công trình đảo nhân tạo trên các bãi cạn nhỏ hoặc bãi đá ngầm.
Australia phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với “quyền lịch sử” hoặc “quyền và lợi ích biển” được xác định dựa trên “thực tiễn lịch sử lâu đời” ở Biển Đông.
Trước đó, Việt Nam ngày 10/4 cũng lưu hành công hàm tại LHQ để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Xem thêm >> WB khuyến nghị 3 biện pháp Việt Nam cần sớm thực hiện để tránh bẫy kinh tế Covid-19
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.